Căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ
Theo Roi-tơ, trong thông báo ngày 24-4, về việc tưởng nhớ nạn nhân bị sát hại dưới thời đế chế Ốt-tô-man, Nhà trắng cho biết, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn chính thức công nhận vụ thảm sát người Ác-mê-ni-a năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là 'tội ác diệt chủng'. Tổng thống Bai-đơn cũng nhấn mạnh, cộng đồng người nhập cư Ác-mê-ni-a trong nhiều thập niên qua đã đóng góp tích cực cho nước Mỹ. Việc công nhận là nhằm bảo đảm những gì đã xảy ra hơn 100 năm trước không lặp lại.
Theo Roi-tơ, trong thông báo ngày 24-4, về việc tưởng nhớ nạn nhân bị sát hại dưới thời đế chế Ốt-tô-man, Nhà trắng cho biết, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn chính thức công nhận vụ thảm sát người Ác-mê-ni-a năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là “tội ác diệt chủng”. Tổng thống Bai-đơn cũng nhấn mạnh, cộng đồng người nhập cư Ác-mê-ni-a trong nhiều thập niên qua đã đóng góp tích cực cho nước Mỹ. Việc công nhận là nhằm bảo đảm những gì đã xảy ra hơn 100 năm trước không lặp lại.
* Ngay lập tức, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối gay gắt. Bộ trưởng Ngoại giao M.Ca-vu-xô-glu tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Mỹ, cho rằng tuyên bố này không thể chấp nhận, làm tổn thương sâu sắc quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Mỹ tại An-ca-ra tới phản đối. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại nhiều nước đã biểu tình, phản đối quan điểm của Mỹ.
* Trong khi đó, Thủ tướng Ác-mê-ni-a N.Pa-si-ni-an hoan nghênh tuyên bố của Mỹ, nhấn mạnh việc Mỹ công nhận “tội ác diệt chủng” của đế chế Ốt-tô-man gửi thông điệp quan trọng tới cộng đồng quốc tế về công bằng và khoan dung. Người Ác-mê-ni-a cũng xuống đường, hoan nghênh lập trường của Mỹ.