Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với Séc và U-crai-na
Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 18-4, Thủ tướng Séc A.Ba-bít tuyên bố Séc sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014 khiến hai công dân Séc chết. Bộ Ngoại giao Séc yêu cầu 18 nhân viên ngoại giao Nga này phải rời khỏi CH Séc trong vòng 48 giờ.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 18-4, Thủ tướng Séc A.Ba-bít tuyên bố Séc sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014 khiến hai công dân Séc chết. Bộ Ngoại giao Séc yêu cầu 18 nhân viên ngoại giao Nga này phải rời khỏi CH Séc trong vòng 48 giờ.
* Phản ứng trước quyết định của Séc, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Đu-ma Quốc gia (Hạ viện) Nga L.Xlút-xki cho rằng, việc Séc liên hệ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga với sự kiện năm 2014 là không thực tế. Ông L.Xlút-xki cảnh báo bước đi của Séc tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương và Mát-xcơ-va sẽ có động thái đáp trả.
* Cùng ngày, Bộ Ngoại giao U-crai-na thông báo một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Ki-ép phải rời khỏi U-crai-na trong vòng 72 giờ tính từ ngày 19-4. Đây là động thái trả đũa của Ki-ép sau khi Mát-xcơ-va trục xuất nhân viên lãnh sự U-crai-na tại Xanh Pê-téc-bua với lý do thu thập thông tin mật.
* Đài truyền hình NTV đưa tin, hai tàu chiến của Hải quân Nga đã đi qua một eo biển ở I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) hướng về phía Biển Đen. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Nga sẽ hạn chế hoạt động hàng hải của các tàu quân sự và tàu treo cờ nước ngoài qua lại vùng lãnh hải của mình trên Biển Đen trong vòng sáu tháng. Ngay sau đó, giới chức U-crai-na và Liên hiệp châu Âu (EU) đã phản đối quyết định nêu trên của Nga.