Căng thẳng trước thềm Hội nghị G-20 tác động tới chứng khoán châu Âu
Chứng khoán châu Âu trượt giảm và đồng USD xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào hôm nay, thứ Hai (24/6) khi hi vọng về tiến trình đàm phán Mỹ-Trung xuống thấp; cùng với đó là nỗi lo ngại từ Iran.
Các nhà đầu tư đang chờ xem liệu TT Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình có thể làm “hạ nhiệt” cuộc chiến thương mại đang leo thang gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu hay không. Cuộc gặp của các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Hội nghị Thượng đỉnh sẽ được diễn ra vào tuần tới tại Osaka, Nhật Bản.
STOXX 600 của châu Âu giảm 0,2% - cho thấy tổn thất ở Milan và Paris. Chỉ số DAX của Đức mát 0,5% sau khi cảnh báo lợi nhuận của Daimler khiến cổ phiếu của hãng giảm gần 5%.
Tình hình ở châu Á cho thấy các chỉ số chứng khoán khu vực và toàn cầu của MSCI đã tăng trở lại vào tuần trước, đạt mức cao nhất trong sáu tuần vừa qua. Phố Wall cũng chờ đợi thêm nhiều mức tăng của các chỉ số sau khi đóng cửa ở mức thấp hơn vào thứ Sáu. S&P 500 chỉ ra mức tăng 2% khi mở cửa.
"G-20 đang biến thành một trò chơi poker với rủi ro cao, nếu cuộc đàm phán bên lề giữ ông Trump và ông Tập Cận Bình thất bại – dẫn đến sự leo thang về thuế quan cũng như khả năng tỷ lệ suy thoái kinh tế toàn cầu tăng theo cấp số nhân hoàn toàn có thể xảy ra”, Stephen Innes, đối tác quản lý tại Vanguard Markets cho hay.
Vào thứ Hai, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên sẵn sàng thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán thương mại chứ không chỉ nhấn mạnh vào những gì mà mỗi bên yêu cầu.
Quyết định hủy bỏ bài phát biểu về Trung Quốc của Phó Tổng thống Mike Pence vào hôm thứ Sáu cũng được coi là một dấu hiệu tích cực. Ông Pence đã từng khiến Trung Quốc tức giận với bài phát biểu gay gắt vào tháng 10 năm ngoái, đưa ra một loạt các khiếu nại xung quanh tình hình giám sát nhà nước và vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều tỏ ra nghi ngờ về việc hai bên sẽ đi đến một thỏa thuận có ý nghĩa. Căng thẳng đã vượt qua câu chuyện thuế quan, đặc biệt là sau khi Washington đưa Huawei vào danh sách đen thương mại.
“Những người đặt hi vọng cao vào cuộc họp G-20 có thể sẽ bị thất vọng,” ông Benjamin Schroeder, chiến lược gia cao cấp tại ING ở Amsterdam cho biết. “Cuối cùng, sẽ khó để có được một thỏa thuận rõ ràng, đồng nghĩa với việc đẩy các ngân hàng trung ương phải sử dụng các kế hoạch dự phòng của họ.”
Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào thứ Sáu đã bổ sung thêm một số công ty và học viện thuộc chính phủ Trung Quốc vào “danh sách thực thể” bị nghi ngờ gây nguy hại đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Theo nhiều nguồn tin từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh có khả năng sẽ làm điều tương tự đối với tập đoàn FedEx Corp của Mỹ.
Thị trường tại Hoa Kỳ đạt mức cao kỉ lục sau tín hiệu của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào tuần trước về việc cắt giảm lãi suất sớm để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, đồng USD giảm 0,1% xuống 96,11 sau lượt giảm thấp kỷ lục trong vòng 4 tháng vào tuần vừa qua.
Việc suy giảm đồng USD dẫn đến một đợt bán tháo các loại tiền tệ lớn khi các ngân hàng trung ương toàn cầu báo hiệu về một triển vọng “ôn hòa hơn” về chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy yếu.
Đồng euro tăng lên mức $1.1387 so với đồng USD - cao nhất trong vòng ba tháng trở lại đây. Tại các thị trường phát triển, đồng Lira đã tăng thêm 2% sau khi đảng đối lập chính của Thổ Nhĩ Kỳ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại của Istanbul – một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Tayyip Erdogan.
Bitcoin lấy lại mức cao nhất trong 18 tháng sau khi tăng 10% vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích cho biết lợi nhuận đạt được này diễn ra trong bối cảnh lạc quan về tiền điện tử, đặc biệt sau khi Facebook công bố về .
Khủng khoảng kinh tế, giảm lãi suất của Hoa Kỳ và căng thẳng giữa Tehran – Washington đã đẩy giá vàng lên cao hơn. Đồng thời, giá dầu thô cũng có dấu hiệu tăng sau khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ. Dầu thô Brent tăng 0,4% lên 65,43 USD/thùng. U.S crude futures tăng 0,9% đứng mức 57,91 USD – cao nhất trong hơn ba tuần qua.