Cánh cửa Ukraine gia nhập NATO không hẹn ngày mở
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn tư cách thành viên NATO của Ukraine vì sợ làm tiêu tan hy vọng tái đắc cử của ông.
Tờ Business Insider đưa tin, cho dù Tổng thống Ukraine Zelensky có đập mạnh vào cánh cửa NATO đến đâu thì tổ chức này vẫn sẽ đóng cửa vì bất kỳ lời mời nào cũng có thể phá hỏng cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 của ông Biden.
"Tổng thống Biden đang cố gắng củng cố ý tưởng cho công chúng Mỹ rằng Mỹ sẽ không can dự để ông ấy không làm suy yếu cơ hội tái đắc cử của ông ấy", Leo Litra, thành viên thỉnh giảng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nói với báo Mỹ.
"Không ai ở NATO và đặc biệt là ở Mỹ, muốn phải thử nghiệm Điều 5", ông nói thêm.
Điều 5 của Hiệp ước NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào bất kỳ một quốc gia thành viên nào là tấn công vào tất cả các quốc gia đó.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 2 từ Harris Poll và Viện Quincy tiết lộ, khoảng 70% người Mỹ muốn chính quyền Biden thúc đẩy Ukraine tiến tới đàm phán hòa bình với Nga càng sớm càng tốt.
Trong khi đó, xếp hạng chấp thuận của ông Biden đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng 5. Chỉ 36% cử tri Mỹ muốn ông Biden tái đắc cử.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tạp chí Time, Tổng thống Biden cho biết ông "chưa chuẩn bị cho việc NATO kết nạp Ukraine". Hòa bình "không có nghĩa là NATO", ông nói trước thềm hội nghị thượng đỉnh của liên minh sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 7.
Ông cũng thừa nhận đã chứng kiến sự tham nhũng nghiêm trọng ở Ukraine trong các chuyến thăm tới đó trong nhiệm kỳ phó tổng thống của mình. Thay vì gia nhập NATO, Kiev sẽ phải chấp nhận "đảm bảo an ninh".
Ukraine đặt hy vọng vào bước đột phá về thời hạn thành viên tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington. Nhưng hồi tháng 4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết một thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập khối không được mong đợi tại thượng đỉnh tới.
Đặc phái viên Mỹ tại NATO Julianne Smith đã nhắc lại lập trường đó vào tháng 5, hứa hẹn với Kiev một gói an ninh làm cầu nối cho các thành viên liên minh.
Tờ Financial Times đưa tin, việc thiếu tiến triển trong vấn đề tư cách thành viên NATO đang làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Ukraine.
Khi hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào năm 2023 kết thúc mà không đưa ra khung thời gian cho Ukraine tiếp cận, ông Zelensky đã tức giận nói rằng sự chậm trễ này là "chưa từng có và vô lý".
Tuyên bố chung G7 đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius "các cam kết và thỏa thuận an ninh lâu dài" với Ukraine sẽ được đàm phán song phương.
Đến nay, Ukraine đã ký kết các hiệp định an ninh song phương với các nước thành viên NATO như Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Canada, Ý, Hà Lan, Phần Lan, Latvia, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Thụy Điển.
Anh là quốc gia đầu tiên ký một thỏa thuận như vậy với Ukraine vào tháng 1, hứa hẹn sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự rộng rãi cho Kiev trong 10 năm tới. Washington cũng đang hoàn tất các cuộc đàm phán về thỏa thuận an ninh của riêng mình với Kiev.
Chính quyền Kiev đã chỉ trích những thỏa thuận đó là hạn chế cả về phạm vi và cơ chế thực thi, đồng thời là sự thay thế kém cỏi cho tư cách thành viên NATO.
Stefan Meister, người đứng đầu chương trình Đông Âu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết, việc thiếu cam kết viện trợ quân sự cụ thể cho Kiev sau năm 2024 đã phản ánh sự chia rẽ trong NATO, những thách thức hiện tại mà Ukraine cùng các đối tác đang đối mặt.
Cả Mỹ và Đức đều lên tiếng phản đối việc Ukraine nhanh chóng gia nhập liên minh. Các quan chức Mỹ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi tháng 4 khẳng định Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập NATO nhưng lại tránh cam kết về thời điểm cụ thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thậm chí còn thừa nhận trong phiên điều trần trước quốc hội rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine đi ngược lại lợi ích quốc gia của Nga.
Ukraine đã nộp đơn xin gia hạn trở thành thành viên NATO nhanh chóng vào tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, bất chấp việc khối này mở rộng nhanh chóng trong nhiều thập kỷ, liên minh quân sự này vẫn tránh chấp thuận đơn của Kiev.
Sau khi mở rộng thời hậu Chiến tranh Lạnh, vi phạm cam kết của phương Tây là không tiến gần hơn tới biên giới Nga, NATO đã sáp nhập Phần Lan vào tháng 3 năm 2023 và Thụy Điển một năm sau đó.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng việc tăng cường quân sự liên tục dọc biên giới Nga đe dọa an ninh nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại rằng, mục tiêu gia nhập liên minh NATO mà Kiev tuyên bố là một trong những lý do khiến Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2 năm 2022.