Cánh đồng chum 2.000 năm tuổi: Bí mật thách thức thời gian

Hàng nghìn chiếc chum đá có niên đại khoảng 2.000 năm, trọng lượng lên tới cả chục tấn, nằm rải rác tại nhiều địa điểm của tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí mật, thách thức giới khoa học khám phá.

 Từ năm 1930, nữ khảo cổ người Pháp - Madeleine Colani đã dành hàng chục năm dày công nghiên cứu và đưa ra giả thuyết rằng những chiếc chum đá cổ dùng để mai táng người chết. (Ảnh chụp tại Trung tâm giới thiệu di tích Cánh đồng chum, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào).

Từ năm 1930, nữ khảo cổ người Pháp - Madeleine Colani đã dành hàng chục năm dày công nghiên cứu và đưa ra giả thuyết rằng những chiếc chum đá cổ dùng để mai táng người chết. (Ảnh chụp tại Trung tâm giới thiệu di tích Cánh đồng chum, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào).

 Khoảng 3.000 chiếc chum đá cổ được phát hiện nằm tập trung ở 5 khu vực chính, song hiện mới chỉ có 2 địa điểm được đưa vào khai thác du lịch, số còn lại đang phải thực hiện công tác rà gỡ bom mìn. Đây cũng là thách thức với các nhà khoa học trong việc tiếp tục đi tìm lời giải cho những chiếc chum cổ bí ẩn.

Khoảng 3.000 chiếc chum đá cổ được phát hiện nằm tập trung ở 5 khu vực chính, song hiện mới chỉ có 2 địa điểm được đưa vào khai thác du lịch, số còn lại đang phải thực hiện công tác rà gỡ bom mìn. Đây cũng là thách thức với các nhà khoa học trong việc tiếp tục đi tìm lời giải cho những chiếc chum cổ bí ẩn.

 Người dân địa phương cho biết nhiều chiếc chum không còn nguyên trạng, do trúng bom của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những quả bom còn lại sau khi rải thảm tại Việt Nam được phi công Mỹ trút xuống cánh đồng chum trước khi bay trở về căn cứ tập kết tại Thái Lan.

Người dân địa phương cho biết nhiều chiếc chum không còn nguyên trạng, do trúng bom của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những quả bom còn lại sau khi rải thảm tại Việt Nam được phi công Mỹ trút xuống cánh đồng chum trước khi bay trở về căn cứ tập kết tại Thái Lan.

 Cách thức chế tác và nhất là mục đích sử dụng của những chiếc chum, tới nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này.

Cách thức chế tác và nhất là mục đích sử dụng của những chiếc chum, tới nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này.

 Giả thuyết cho rằng ban đầu các chum đều có nắp đậy, tuy nhiên hiện nay rất hiếm chiếc chum như vậy.

Giả thuyết cho rằng ban đầu các chum đều có nắp đậy, tuy nhiên hiện nay rất hiếm chiếc chum như vậy.

 Trên cánh đồng là hàng nghìn chiếc chum đá cổ, được xác định có niên đại từ khoảng 2.000 năm, nằm rải rác không tuân theo một quy luật nào. Những chum đá cổ làm từ nhiều chất liệu, kích thước khác nhau, chiếc lớn nhất cao tới 3 mét, nặng 14 tấn.

Trên cánh đồng là hàng nghìn chiếc chum đá cổ, được xác định có niên đại từ khoảng 2.000 năm, nằm rải rác không tuân theo một quy luật nào. Những chum đá cổ làm từ nhiều chất liệu, kích thước khác nhau, chiếc lớn nhất cao tới 3 mét, nặng 14 tấn.

 Có giả thuyết cho rằng chum được làm để ủ men, nấu rượu. Ý kiến khác lý giải, người xưa làm những chiếc chum khổng lồ này để tích nước, sử dụng khi mùa nắng hạn đến trên cao nguyên Xiêng Khoảng.

Có giả thuyết cho rằng chum được làm để ủ men, nấu rượu. Ý kiến khác lý giải, người xưa làm những chiếc chum khổng lồ này để tích nước, sử dụng khi mùa nắng hạn đến trên cao nguyên Xiêng Khoảng.

 Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật những năm sau đó củng cố thêm giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ được chôn quanh chum đá. Tuy vậy, đến nay giả thuyết này chưa thật sự thuyết phục giới khảo cổ. Cánh đồng chum Xiêng Khoảng là di sản thế giới Tờ Vientiane Times mới đây dẫn thông tin từ Cục Di sản Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, Cánh đồng chum Xiêng Khoảng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và dự kiến sẽ công bố chính thức sự kiện này tại kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra từ ngày 30-6 đến 7-7-2019 tại Azerbaijan. Đây sẽ là di sản thế giới thứ 3 của Lào, sau cố đô Luangprabang (công nhận năm 1995) và quần thể chùa đá Vatphu (2001).

Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật những năm sau đó củng cố thêm giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ được chôn quanh chum đá. Tuy vậy, đến nay giả thuyết này chưa thật sự thuyết phục giới khảo cổ. Cánh đồng chum Xiêng Khoảng là di sản thế giới Tờ Vientiane Times mới đây dẫn thông tin từ Cục Di sản Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, Cánh đồng chum Xiêng Khoảng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và dự kiến sẽ công bố chính thức sự kiện này tại kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra từ ngày 30-6 đến 7-7-2019 tại Azerbaijan. Đây sẽ là di sản thế giới thứ 3 của Lào, sau cố đô Luangprabang (công nhận năm 1995) và quần thể chùa đá Vatphu (2001).

Thuần Thư

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/giai-tri/canh-dong-chum-2000-nam-tuoi-bi-mat-thach-thuc-thoi-gian/814630.antd