Tiêm kích MiG-21 Bison của không quân Ấn Độ gặp nạn gần thành phố Suratgarh thuộc bang miền bắc Rajasthan hôm 8/5/2023.
"Phi công phóng ghế thoát hiểm và không bị thương. Tuy nhiên, máy bay sau đó lao xuống một ngôi nhà, khiến 2 người bên trong thiệt mạng, 3 người khác cũng bị thương", sĩ quan cảnh sát Sudhir Chaudhary nói.
Không quân Ấn Độ xác nhận thông tin và cho biết đang mở cuộc điều tra tình huống dẫn đến tai nạn.
Ấn Độ đặt mua 1.200 chiếc MiG-21 từ Liên Xô trong thập niên 1960.
New Delhi sau đó được Moscow chuyển giao toàn bộ công nghệ để sản xuất dòng MiG-21 nội địa, trong khi Liên Xô ngừng sản xuất tiêm kích này từ năm 1985.
Tất cả MiG-21 Ấn Độ đều được nâng cấp lên chuẩn Bison, sở hữu hệ thống điện tử và vũ khí không thua kém tiêm kích thế hệ 4
Không quân Ấn Độ đang biên chế hơn 50 chiếc MiG-21 với vai trò tiêm kích tiền tuyến chủ lực, bên cạnh những chiến đấu cơ Su-30MKI và Rafale hiện đại hơn.
MiG-21 Ấn Độ hiện vẫn đóng vai trò tiêm kích tiền tuyến bất chấp các vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến loại máy bay này liên tiếp xảy ra tại đây
Phiên bản MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không hiện đại, khiến nó trở thành sát thủ trong kịch bản chiến đấu cả trong và ngoài tầm nhìn.
Không những vậy do MiG-21 Bison được trang bị radar Phazotron Kopyo nâng cấp có khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu tương tự như các chiến đấu cơ thế hệ thứ
Nhiều ý kiến cho rằng với việc MiG-21 Bison có khả năng tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn cùng với sự nhanh nhẹn vốn có của nó, đây là đối thú "khó nhằn" nếu chạm trán.
Các tiêm kích MiG-21 Bison Ấn Độ còn kết hợp hệ thống ngắm bắn trên mũ phi công và khả năng mang các loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm.
Sự kết hợp đó khiến mẫu tiêm kích “đồ cổ” này trở thành đối thủ đáng gờm, ngay cả trước một loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn nhiều.
Trên thực tế, các tiêm kích MiG-21 Bison Ấn Độ đã từng có lần hiếm hoi đánh bại cả chiến đấu cơ F-15C Eagle Mỹ trong cuộc tập trận Cope India năm 2014.
Gói nâng cấp MiG-21 Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực).
Bản thân gói nâng cấp MiG-21 Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.
MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar.
Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu.
Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.
Với việc thay thế radar còn cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77.