Cảnh sát PCCC khuyến cáo một số thiết bị cần thiết trong gia đình

Thời gian qua, rất nhiều gia đình đã tìm hiểu và tự trang bị các thiết bị PCCC để thoát nạn thoát nạn nếu không may xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách thức hoạt động và cách sử dụng của tất cả các trang thiết bị này. Đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Bộ Công an, sẽ hướng dẫn cách cách sử dụng nhanh và đúng đối với những thiết bị PCCC để từng cá nhân có thể sử dụng trong trường hợp gặp sự cố hỏa hoạn và thoát nạn kịp thời.

Các loại bình chữa cháy xách tay thông thường để trong nhà hoặc các cơ sở thường có trọng lượng từ 1,5 - 4 - 8kg, hoặc bình khí từ MT3 - MT5 là thông dụng.

Đối với bình bột, khi có sự cố cháy nổ, nhanh chóng đến nơi đặt bình và nhanh chóng di chuyển bình đến đám cháy. Trong quá trình di chuyển thì lắc, xóc bình từ 5 - 7 lần để cho bột tơi xốp. Đối với đám cháy ngoài trời, chúng ta đứng cách xa từ 3 - 4m, đứng đầu hướng gió, với đám cháy trong nhà thì đứng cách từ 2 - 1,5m, hướng lưng quay ra cửa. Lưu ý phải hạ tay xuống tay xách hoặc để tay xuống cổ bình để rút chốt hãm kẹp chì theo thân ngang vuông góc với thân bình.

Đối với những đám cháy chất rắn, chất khí và thiết bị điện, chúng ta phun trực tiếp vào gốc lửa. Gốc lửa là nơi phát sinh ra đám cháy chứ không phải ngọn lửa. Khi phun, chúng ta nên đứng ở tư thế nghiêng so với đám cháy để tiết diện của cơ thể tiếp xúc bức xạ nhiệt thấp nhất. Còn đối với đám cháy chất lỏng, chúng ta phun bao phủ lên bề mặt, vừa phun vừa tiến lại gần khi ngọn lửa yếu. Nguyên tắc phun: Một là bình hết, hai là đám cháy được dập tắt. Khi phun, mỗi bình chữa cháy chỉ dùng được từ 10-12 giây nên chúng ta lưu ý bóp bằng hết, kể cả đám cháy đã tắt.

Tuy giống như một cái bật lửa nhưng đây là một thiết bị thoát nạn rất nhỏ gọn. Chúng ta có thể bịt vào mũi khi di chuyển thoát nạn. Tuy nhiên, với thiết bị này, khi di chuyển, chúng ta không được nói. Bởi nếu nói thì chúng ta sẽ hô hấp bằng miệng và rất nguy hiểm.

Người khỏe mạnh bình thường nếu hít phải khói độc từ 1 - 4 phút sẽ bị ngất. Trong trường hợp có mặt nạ lọc độc, chúng ta đeo vào và di chuyển bình thường. Mắt chúng ta không bị mờ, hai tay có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm và di chuyển các nạn nhân.

Khi trèo thang xuống, nếu là người không đảm bảo sức khỏe rất dễ bị rung lắc và rơi ngã, nên với thang dây, khuyến cáo sử dụng ở cái tầng thấp. Đặc biệt, trẻ em rất khó sử dụng các cái loại thang dây này. Trong những trường hợp không còn các thiết bị, chúng ta có thể sử dụng những bộ dây hạ chậm.

Mời quý vị theo dõi chương trình!

Khánh An - Khánh Linh - Việt Hà

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/canh-sat-pccc-khuyen-cao-mot-so-thiet-bi-can-thiet-trong-gia-dinh-192251.htm