Cảnh sống tạm bên dự án giao thông nghìn tỷ ở Hà Nội

Người dân sống tại tuyến đường nối giữa Phạm Hùng và Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang gặp nhiều khó khăn khi cơ sở vật chất nhà ở xuống cấp và ô nhiễm môi trường.

 Tuyến đường nối giữa Phạm Hùng và Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm) nằm trong dự án đường kết nối từ đường Phạm Hùng (vành đai 3) với vành đai 3,5 đi huyện Hoài Đức có chiều dài 6 km với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường vốn được kỳ vọng giúp người dân di chuyển thuận tiện, nhanh chóng hơn nhưng đến nay vẫn trong tình trạng chậm tiến độ và trở thành nơi tập kết rác thải.

Tuyến đường nối giữa Phạm Hùng và Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm) nằm trong dự án đường kết nối từ đường Phạm Hùng (vành đai 3) với vành đai 3,5 đi huyện Hoài Đức có chiều dài 6 km với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường vốn được kỳ vọng giúp người dân di chuyển thuận tiện, nhanh chóng hơn nhưng đến nay vẫn trong tình trạng chậm tiến độ và trở thành nơi tập kết rác thải.

 Dự án hiện gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng gồm đoạn phía sau trường Tiểu học Mỹ Đình 2; đoạn dọc theo ngõ 252 Mỹ Đình đến tuyến đường đang xây dựng bên hông trường THPT Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Google Maps.

Dự án hiện gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng gồm đoạn phía sau trường Tiểu học Mỹ Đình 2; đoạn dọc theo ngõ 252 Mỹ Đình đến tuyến đường đang xây dựng bên hông trường THPT Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Google Maps.

 Con đường nhiều năm vẫn chưa được hoàn thiện khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn mỗi khi trời mưa.

Con đường nhiều năm vẫn chưa được hoàn thiện khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn mỗi khi trời mưa.

Bãi rác thải nằm án ngữ trên đường dẫn vào khu dân cư. Người dân sinh sống tại khu vực cho biết bãi rác thải tự phát hình thành từ khi nhiều hộ gia đình bắt đầu di dời sau khi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Do không có sự quản lý, bãi rác dần mở rộng, phần lớn là rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng.

Bãi rác thải nằm án ngữ trên đường dẫn vào khu dân cư. Người dân sinh sống tại khu vực cho biết bãi rác thải tự phát hình thành từ khi nhiều hộ gia đình bắt đầu di dời sau khi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Do không có sự quản lý, bãi rác dần mở rộng, phần lớn là rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng.

 Con ngõ nhỏ là nơi hơn 100 hộ dân sinh sống chủ yếu trong những căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Khu dân cư này được hình thành trên 37 thửa ruộng do 17 hộ sử dụng. Theo thời gian, đất ruộng thành đất nền, nhà cửa cũng dần được xây dựng. Trong đó, nhiều hộ dân đã ở đây ổn định khoảng 20-30 năm và có đến hai, ba thế hệ cùng chung sống. Những căn nhà ở đây chủ yếu xập xệ, tường nhà bong tróc, vỡ lở, ẩm thấp.

Con ngõ nhỏ là nơi hơn 100 hộ dân sinh sống chủ yếu trong những căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Khu dân cư này được hình thành trên 37 thửa ruộng do 17 hộ sử dụng. Theo thời gian, đất ruộng thành đất nền, nhà cửa cũng dần được xây dựng. Trong đó, nhiều hộ dân đã ở đây ổn định khoảng 20-30 năm và có đến hai, ba thế hệ cùng chung sống. Những căn nhà ở đây chủ yếu xập xệ, tường nhà bong tróc, vỡ lở, ẩm thấp.

 Sau khi dự án xây dựng tuyến đường nối Phạm Hùng và Lê Đức Thọ được phê duyệt, các hộ dân được thông báo di dời. Trong đó, 17 hộ dân được xác nhận đã khai khẩn nhận đền bù 20 triệu đồng/m2, những hộ nhận chuyển nhượng không được đền bù. Hiện, người dân nơi đây không chỉ mệt mỏi vì nhà cửa xuống cấp, chuyện đất tái định cư mà còn lo âu về sức khỏe khi đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường.

Sau khi dự án xây dựng tuyến đường nối Phạm Hùng và Lê Đức Thọ được phê duyệt, các hộ dân được thông báo di dời. Trong đó, 17 hộ dân được xác nhận đã khai khẩn nhận đền bù 20 triệu đồng/m2, những hộ nhận chuyển nhượng không được đền bù. Hiện, người dân nơi đây không chỉ mệt mỏi vì nhà cửa xuống cấp, chuyện đất tái định cư mà còn lo âu về sức khỏe khi đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường.

 Sinh sống và kinh doanh phòng trọ tại đây với diện tích đất 280 m2 từ năm 1995, ông Nguyễn Ngọc Tĩnh (quận Nam Từ Liêm) là hộ gia đình nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, ông chỉ được thông báo đền bù tối đa 90 m2. Sau nhiều năm, ông lại nhận thông báo không được đền bù đất tái định cư và chỉ được một suất nhà chung cư. “Bây giờ tôi đi không được mà ở cũng không xong, những hộ nhà ở đây đều không được phép nâng cấp, sửa chữa nên cơ sở vật chất bị xuống cấp nhiều”, ông Tĩnh cho biết thêm.

Sinh sống và kinh doanh phòng trọ tại đây với diện tích đất 280 m2 từ năm 1995, ông Nguyễn Ngọc Tĩnh (quận Nam Từ Liêm) là hộ gia đình nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, ông chỉ được thông báo đền bù tối đa 90 m2. Sau nhiều năm, ông lại nhận thông báo không được đền bù đất tái định cư và chỉ được một suất nhà chung cư. “Bây giờ tôi đi không được mà ở cũng không xong, những hộ nhà ở đây đều không được phép nâng cấp, sửa chữa nên cơ sở vật chất bị xuống cấp nhiều”, ông Tĩnh cho biết thêm.

 Sống tại khu trọ của ông Tĩnh hơn 12 năm, anh Hoàng Đức Tiến (47 tuổi) đã phải chật vật với hệ thống điện, nước khi sinh sống tại đây. Anh chia sẻ: “Khu vực này chỉ được cấp nước sạch vài giờ mỗi ngày. Cứ 3-4h sáng, tôi phải canh, nghe tiếng nước sạch chảy xuống để thức dậy lấy nước ăn, uống. Còn tắm, rửa chúng tôi phải sử dụng nước giếng khoan chủ nhà tự làm”.

Sống tại khu trọ của ông Tĩnh hơn 12 năm, anh Hoàng Đức Tiến (47 tuổi) đã phải chật vật với hệ thống điện, nước khi sinh sống tại đây. Anh chia sẻ: “Khu vực này chỉ được cấp nước sạch vài giờ mỗi ngày. Cứ 3-4h sáng, tôi phải canh, nghe tiếng nước sạch chảy xuống để thức dậy lấy nước ăn, uống. Còn tắm, rửa chúng tôi phải sử dụng nước giếng khoan chủ nhà tự làm”.

 Làm công việc bán bánh mì, chị Bùi Thị Ba (31 tuổi) sống ở khu vực này được hơn một năm cùng chồng và người con gái một tuổi. Chia sẻ về những bất cập khi sinh sống, chị cho biết: “Mùa hè mùi rác, nước thải từ cống bốc lên nồng nặc. Mùa mưa thì lụt cao đến tận giường, rác từ bên ngoài cũng trôi vào lềnh bềnh nên chúng tôi rất khổ sở”.

Làm công việc bán bánh mì, chị Bùi Thị Ba (31 tuổi) sống ở khu vực này được hơn một năm cùng chồng và người con gái một tuổi. Chia sẻ về những bất cập khi sinh sống, chị cho biết: “Mùa hè mùi rác, nước thải từ cống bốc lên nồng nặc. Mùa mưa thì lụt cao đến tận giường, rác từ bên ngoài cũng trôi vào lềnh bềnh nên chúng tôi rất khổ sở”.

 “Sau trận lụt cao đến tận giường, tôi phải xây cao lối vào lên đến 6 hàng gạch. Tôi cũng muốn chuyển sang nơi khác để đảm bảo sức khỏe cho con nhưng hiện vẫn chưa tìm được nơi phù hợp”, chị Ba cho biết thêm.

“Sau trận lụt cao đến tận giường, tôi phải xây cao lối vào lên đến 6 hàng gạch. Tôi cũng muốn chuyển sang nơi khác để đảm bảo sức khỏe cho con nhưng hiện vẫn chưa tìm được nơi phù hợp”, chị Ba cho biết thêm.

 Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi), người sống trong căn phòng trọ giá 1,5 triệu đồng/tháng, cạnh bãi rác khổng lồ cùng chồng và hai con cho biết sau nhiều năm chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, gia đình vẫn chưa thể chuyển đi vì điều kiện kinh tế khó khăn. "Vì còn nuôi 2 con ăn học nên chúng tôi phải sống tiết kiệm ở đây. Sau khi việc giải phóng mặt bằng được thực hiện, tôi không biết phải chuyển đi đâu”, chị tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi), người sống trong căn phòng trọ giá 1,5 triệu đồng/tháng, cạnh bãi rác khổng lồ cùng chồng và hai con cho biết sau nhiều năm chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, gia đình vẫn chưa thể chuyển đi vì điều kiện kinh tế khó khăn. "Vì còn nuôi 2 con ăn học nên chúng tôi phải sống tiết kiệm ở đây. Sau khi việc giải phóng mặt bằng được thực hiện, tôi không biết phải chuyển đi đâu”, chị tâm sự.

 Tuyến đường nối giữa Phạm Hùng và Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm) nằm trong dự án đường kết nối từ đường Phạm Hùng (vành đai 3) với vành đai 3,5. Tuyến đường được kỳ vọng giúp người dân khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Kim Chung, Di Trạch và cư dân huyện Hoài Đức di chuyển về trung tâm Hà Nội theo trục đường thẳng thông qua hai tuyến đường Trịnh Văn Bô và Trần Hữu Dực thay vì phải đi vòng qua Quốc lộ 32, qua đường 70, đến đại lộ Thăng Long và ngược lại (rút ngắn hơn chục km). Ảnh: Google maps.

Tuyến đường nối giữa Phạm Hùng và Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm) nằm trong dự án đường kết nối từ đường Phạm Hùng (vành đai 3) với vành đai 3,5. Tuyến đường được kỳ vọng giúp người dân khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Kim Chung, Di Trạch và cư dân huyện Hoài Đức di chuyển về trung tâm Hà Nội theo trục đường thẳng thông qua hai tuyến đường Trịnh Văn Bô và Trần Hữu Dực thay vì phải đi vòng qua Quốc lộ 32, qua đường 70, đến đại lộ Thăng Long và ngược lại (rút ngắn hơn chục km). Ảnh: Google maps.

Thụy Trang

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-song-tam-ben-du-an-giao-thong-nghin-ty-o-ha-noi-post1418907.html