Cung Vương Phủ là một trong những Vương phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Được xây dựng cách đây gần 250 năm, Cung Vương Phủ đến nay vẫn giữ được nét xa hoa lộng lẫy thể hiện cho quyền uy tối thượng của đại quan tham Hòa Thân – “sủng thần” của hoàng đế Càn Long đời nhà Thanh. Ảnh: Wikipedia.
Cung Vương Phủ ban đầu có tên là "Hòa đệ" - tức phủ nhà họ Hòa do Quân cơ đại thần, Hàn lâm Đại học sĩ Hòa Thân cho xây dựng năm Càn Long thứ 41 (năm 1776). Phủ chạy dọc hồ Tiền Hải và sau hông hồ Hậu hải - nằm ở phía đông bắc Tử Cấm Thành. Ảnh: Wikipedia.
Phủ Hòa Thân có tổng diện tích lên tới 60.000m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m², hoa viên chiếm 28 nghìn m². Ảnh: Wikipedia.
Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến" kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm kiến trúc dành cho Phủ đệ của Thân vương. Ảnh: Wikipedia.
Thêm nữa lại từng là phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: " thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có". Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo phủ. Ảnh: Wikipedia.
Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu "một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều" cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của phủ. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 3/1/1799 tức năm Gia Khánh thứ 4, Thái Thượng hoàng Càn Long quy tiên thì ngay ngày hôm sau Gia Khánh đế bãi chức bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn Đề đốc của Hòa Thân và cho khám xét phủ đệ của Hòa Thân (tài sản thu được từ Hòa phủ ước khoảng 20 triệu lượng bạc trắng). Ảnh: Wikipedia.
Sau khi Hòa Thân bị xử tử (ép tự sát bằng dải lụa trắng), Hòa phủ được giao lại cho Khang Hy Thân vương Vĩnh Lân - em của Vua Gia Khánh. Ảnh: Wikipedia.
Năm Hàm Phong thứ nhất (1851) Cung Trung Thân vương Dịch Hân trở thành ông chủ thứ ba của Vương phủ này và đổi tên thành "Cung Vương Phủ" và tên này được dùng cho đến ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
Đáng chú ý, Cung Vương Phủ chứng kiến sự mục rỗng, thối nát của nhà Thanh giai đoạn cuối. Ngày 7/9/1901, đại thần Lý Hồng Chương thay mặt triều đình vua Quang Tự ký hiệp ước thua trận và đền bù 450.000 vạn lạng bạc cho liên quan 8 nước phương Tây tại phủ này. Đây được xem là nỗi ô nhục lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc khi nhà Thanh từ bỏ hoàn toàn quyền lãnh đạo đất nước và trở thành công cụ tay sai cho Đế quốc thực dân. Ảnh: Wikipedia.
Sau Cách mạng Tân Hợi 1911, Cung Vương Phủ vẫn nằm trong tay con cháu Dịch Hân nhưng gia tộc ngày càng lụn bại. Năm Dân quốc thứ nhất, phủ này bị Phổ Vĩ (cháu của Dịch Hân) bán cho Giáo hội với giá 400.000 đồng tiền Tây, sau đó Phủ Nhơn Đại học đã chuộc lại bằng 108 thỏi vàng, đồng thời dùng làm giảng đường dành cho nữ sinh. Ảnh: Wikipedia.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời thì Phủ này đã được dùng làm nhiều việc như: Tập thể của Bộ Công An, Xưởng quạt điện, Học viện âm nhạc... Ảnh: Wikipedia.
Đến nay, Cung Vương Phủ trở thành tài sản quốc gia, dùng làm nơi tham quan hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.
Rất may, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhưng Cung Vương Phủ vẫn nguyên vẹn như ngày nào được Hòa Thân xây dựng. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Tham quan vương phủ Hòa Thân. Nguồn: Youtube.
Hoàng Lê