Cảnh tượng hoang vu đến lạ ở chùa Bút Tháp một thế kỷ trước

Chùa Bút Tháp được coi là một kiệt tác kiến trúc của Phật giáo Việt Nam thời cổ. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý về ngôi chùa này được lưu giữ trong kho tư liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO).

Toàn cảnh chùa Bút Tháp nhìn từ phía Đông, Bắc Ninh đầu thế kỷ 20. Theo sử sách, chùa được khởi lập từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278).

Toàn cảnh chùa Bút Tháp nhìn từ phía Đông, Bắc Ninh đầu thế kỷ 20. Theo sử sách, chùa được khởi lập từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278).

Một hình ảnh khác thể hiện toàn cảnh chùa Bút Tháp. Chùa được Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc bỏ tiền của, ruộng lộc ra để trùng tu lại năm 1647. Về cơ bản, kiến trúc của chùa Bút Tháp hiện nay được định hình từ thời đó.

Một hình ảnh khác thể hiện toàn cảnh chùa Bút Tháp. Chùa được Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc bỏ tiền của, ruộng lộc ra để trùng tu lại năm 1647. Về cơ bản, kiến trúc của chùa Bút Tháp hiện nay được định hình từ thời đó.

Cổng chùa Bút Tháp nhìn từ mặt chính diện, phía Nam. Phía sau cổng là lầu chuông. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Quần thể kiến trúc của chùa còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17.

Cổng chùa Bút Tháp nhìn từ mặt chính diện, phía Nam. Phía sau cổng là lầu chuông. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Quần thể kiến trúc của chùa còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17.

Mặt sau cổng chùa qua góc nhìn nghiêng từ hướng Tây Bắc. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.

Mặt sau cổng chùa qua góc nhìn nghiêng từ hướng Tây Bắc. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.

Mặt sau cổng chùa nhìn từ hướng Đông Bắc. Thời điểm một thế kỷ trước, quanh chùa là một cánh đồng hoang vu, không có nhiều nhà cửa và vườn tược như ngày nay.

Mặt sau cổng chùa nhìn từ hướng Đông Bắc. Thời điểm một thế kỷ trước, quanh chùa là một cánh đồng hoang vu, không có nhiều nhà cửa và vườn tược như ngày nay.

Mặt sau lầu chuông nhìn từ hướng Tây Bắc, phía xa là cổng chùa.

Mặt sau lầu chuông nhìn từ hướng Tây Bắc, phía xa là cổng chùa.

Tòa Tích Thiện Am, tòa nhà mang tính điểm nhấn của chùa Bút Tháp. Trong tòa nhà này có tháp Cửu Phâm Liên Hoa bằng gỗ bề thế.

Tòa Tích Thiện Am, tòa nhà mang tính điểm nhấn của chùa Bút Tháp. Trong tòa nhà này có tháp Cửu Phâm Liên Hoa bằng gỗ bề thế.

Nhà Trung nằm sau Tích Thiện Am, là nơi hội họp.

Nhà Trung nằm sau Tích Thiện Am, là nơi hội họp.

Phủ thờ nằm sau nhà Trung, là nơi thờ những người đã đóng góp tiền của, đất đai xây dựng chùa.

Phủ thờ nằm sau nhà Trung, là nơi thờ những người đã đóng góp tiền của, đất đai xây dựng chùa.

Bàn thờ Thập Điện Diêm Vương ở nhà Thiêu Hương.

Bàn thờ Thập Điện Diêm Vương ở nhà Thiêu Hương.

Dãy hành lang chạy dọc hai bên khuôn viên chùa, mỗi dãy có 26 gian.

Dãy hành lang chạy dọc hai bên khuôn viên chùa, mỗi dãy có 26 gian.

Chùa Bút Tháp ngày nay, với kiến trúc hầu như không thay đổi so với cách đây một thế kỷ. Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Chùa Bút Tháp ngày nay, với kiến trúc hầu như không thay đổi so với cách đây một thế kỷ. Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/canh-tuong-hoang-vu-den-la-o-chua-but-thap-mot-the-ky-truoc-1488187.html