Cảnh đồi núi trập trùng và rừng rậm hoang vu bao quanh lăng Gia Long năm 1898. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ.
Từ sân trước khu lăng mộ vua Gia Long nhìn về núi Đại Thiên Thọ, ngọn núi được chọn làm tiền án của lăng.
Tượng voi, ngựa và các quan hầu trên sân chầu của lăng. Khu lăng mộ nằm trên một quả đồi thấp được chia thành 7 cấp sân tế. Chân đồi là sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và Bửu Thành ở đỉnh đồi.
Mộ vua Gia Long và vợ cả, bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Lăng Gia Long trên thực tế là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến nhà Nguyễn, trong đó lăng Thiên Thọ – nơi chôn cất vua Gia Long và vợ cả – nằm ở vị trí trung tâm. Lúc này trước mộ dựng lều bạt, một cảnh tượng khá lạ so với ngày nay.
Mộ Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng, nằm ở phía Tây Bắc so với mộ vua Gia Long. Khu mộ này cũng có lều bạt phía trước.
Cánh cổng dẫn vào lăng mộ Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu.
Hồ sen phía trước lăng Gia Long.
Nhà bia của lăng vua Gia Long, lúc này còn khá đơn sơ. Công trình đã được tu bổ và có hình hài như ngày nay từ thời vua Minh Mạng
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Thanh Bình (TH)