Cặp đôi hoàn hảo Helios và Sirius hứa hẹn trở thành đối thủ UAV đáng gờm

Tại Diễn đàn quân sự - kỹ thuật Army-2020, Kronstadt - công ty chuyên sản xuất hệ thống máy bay không người lái, đã giới thiệu nhiều sản phẩm hạng trung và hạng nặng, trong đó Sirius và Helios được đánh giá là cặp đôi nhiều triển vọng và thu hút quan tâm từ khách hàng.

Hệ thống radar và antenna của Helios được nhà sản xuất giấu kín. (Nguồn: Top War)

Hệ thống radar và antenna của Helios được nhà sản xuất giấu kín. (Nguồn: Top War)

“Con cưng” của quân sự Nga

Ngành hàng không quân sự Nga từ lâu đã quan tâm đến các phương tiện bay không người lái (UAV) hạng nặng cho mục đích trinh sát và tấn công. Có rất nhiều tổ chức đã tham gia các dự án UAV ở từng giai đoạn thực hiện khác nhau. Trong số đó, tập đoàn Kronstadt là một trong những doanh nghiệp đi đầu thành công khi đưa UAV Orion vào hoạt động trong quân đội, cũng như hiện đang phát triển các dự án UAV mới.

Việc phát triển các sản phẩm UAV hạng nặng đã được công bố vào năm ngoái. Một mô hình kích thước đầy đủ của những thiết bị này cũng được trưng bày tại triển lãm MAKS-2019. Kể từ đó, các dự án ngày càng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của các sản phẩm gây nhiều chú ý.

Hôm 17/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov đã có chuyến thăm và làm việc tại nhà máy Kronstadt. Tại đây, phái đoàn của bộ này đã tận mắt chiêm ngưỡng Orion và mẫu Helios cỡ lớn, cũng như hai mẫu mới - Sirius và Thunder được trưng bày tại đây.

Vài ngày sau, tất cả các sản phẩm này đã được chuyển đến Công viên Yêu nước để phục vụ triển lãm và trình diễn cho khách tham quan Army-2020. Gần như ngay lập tức, các UAV mang thương hiệu Kronstadt đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và truyền thông.

UAV Sirius - “ngôi sao” lợi hại

Nhà phát triển gọi Sirius - Thiên Lang UAV là bước tiến tiếp theo trong quá trình phát triển từ mẫu Orion hiện có. Phát triển tập trung vào gia tăng về kích thước và trọng lượng, một số thay đổi về thiết kế cũng như việc lắp đặt các thiết bị điện tử mới, máy bay không người lái có thể chở nhiều hàng hơn và bay ở khoảng cách xa hơn.

Sirius là loại máy bay có thiết kế khí động học thông thường, thân máy bay nhỏ gọn, cánh thẳng có sải lớn, đuôi hình chữ V. Sirius cũng có máy điện bao gồm hai động cơ phản lực quạt gió đặt dưới cánh máy bay tạo lực đẩy.

Trong quá trình cải tiến từ thiết kế Orion ban đầu, sải cánh đã tăng lên 23m và đạt chiều dài 9m. Trọng lượng khi cất cánh tối đa tăng lên 2,5 tấn, trong đó bao gồm 1 tấn nhiên liệu. Sirius có thể chở vật thể nặng đến 450kg bằng hệ thống móc treo.

Bên cạnh đó, Sirius UAV hoạt động dưới sự điều khiển của một hệ thống liên lạc bằng vệ tinh lưu động, giúp cải thiện đáng kể các đặc tính kỹ chiến thuật của máy bay không người lái. Do đó, hạn chế hoạt động của Sirius chỉ bị chi phối bởi nguồn nhiên liệu trữ trên máy bay là chính. Trung tâm điều khiển được đặt trên các xe tải quân sự đa năng, tương thích với các UAV hiện đại cũng do Công ty Kronshtadt phát triển.

Giống như sản phẩm tiền nhiệm của nó, UAV Sirius được thiết kế để tuần tra, tiến hành trinh sát và lập bản đồ địa hình trong các phạm vi khác nhau. Trong cấu hình chiến đấu, nó có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, bao gồm cả việc phát hiện và theo dõi đối tượng ngay cả trước và sau khi tấn công. Ngoài ra, có thể sử dụng UAV để làm phương tiện dẫn đường cho các loại vũ khí hỏa lực khác như tên lửa, đạn cối, pháo cao xạ.

Sự kết hợp hoàn hảo với Helios - RLD

Sản phẩm thứ hai kết hợp với Sirius là phương tiện tuần tra radar không người lái mang tên Helios-RLD. Máy bay này lớn hơn Orion, Sirius và cũng khác biệt ở cách bố trí, hiệu suất.

Phần thân Helios-RLD thiết kế ngắn hơn và phần đuôi đặt phát điện chạy động cơ phản lực cánh quạt. Hai cánh máy bay với sải cánh lớn mở rộng đến 30m, mỗi bên dài 12,6m.

Trọng lượng cất cánh của sản phẩm Helios-RLD nặng 4 tấn. Khả năng tải hàng đến 800kg. UAV Helios có khả năng bay với tốc độ 350-450 km/h và nâng độ cao tầm bay lên đến 11.000m. Máy bay có thể duy trì hoạt động trong 30 giờ ở cự li 3.000km.

Ngoài các thiết bị điều khiển và dẫn đường tiêu chuẩn, Helios-RLD đặt một bộ cảm biến radar nằm trên nóc. Hệ thống Atenna néo dưới thân máy bên trong tấm chắn dài phẳng. Tuy nhiên, các vấn đề đảm bảo thông tin liên lạc và truyền dữ liệu đến trung tâm điều khiển chung cũng không được nhà sản xuất tiết lộ.

Helios-RLD được thiết kế để tuần tra ở khu vực nhất định trong một khoảng thời gian dài. Các radar đặt trên Helios đóng vai trò tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu trên không, mặt đất và cả mặt nước. UAV có thể thực hiện nhiệm vụ đơn lẻ hoặc theo nhóm, bao quát một khu vực rộng lớn. Ngoài ra, sản phẩm Helios có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát và tấn công trong trường hợp cần thiết.

Đối với phương hướng phát triển các dự án tương lai, nhà sản xuất đẩy mạnh cải tiến sản phẩm mang chiến thuật và độ tinh nhạy cao hơn, có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Bên cạnh đó, do sự khác biệt về các thông số kĩ thuật, Sirius và Helios có thể tạo chỗ đứng riêng, hoạt động hỗ trợ cho nhau, cũng như tương tác hiệu quả song song với các hệ thống không người lái khác.

(theo Top War)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cap-doi-hoan-hao-helios-va-sirius-hua-hen-tro-thanh-doi-thu-uav-dang-gom-122858.html