Câu chuyện cảm động đằng sau ông Tiến sỹ giấy đêm Rằm Trung thu

Mọi người quen thuộc với hình ảnh ông Tiến sỹ giấy như một sự châm biếm. Tuy nhiên, món đồ chơi này lại có ý nghĩa rất đẹp, đại diện cho sự hiếu học, công danh, đỗ đạt và có cả một câu chuyện cảm động đằng sau đó.

Ảnh

Ông Tiến sỹ giấy đã từng là một món đồ chơi độc nhất của trẻ em ở quê mỗi dịp Rằm tháng Tám.

Ông Tiến sỹ giấy đã từng là một món đồ chơi độc nhất của trẻ em ở quê mỗi dịp Rằm tháng Tám.

Làm ông Tiến sỹ giấy rất vất vả đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ từ công đoạn đầu chọn tre nứa cho đến tạo hình, vẽ mặt...

Làm ông Tiến sỹ giấy rất vất vả đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ từ công đoạn đầu chọn tre nứa cho đến tạo hình, vẽ mặt...

Điều quan trọng nhất là phải khéo léo để vẽ từng nét sao cho khi khách nhìn vào thấy được cái hồn của của sản phẩm.

Điều quan trọng nhất là phải khéo léo để vẽ từng nét sao cho khi khách nhìn vào thấy được cái hồn của của sản phẩm.

 Khuôn mặt ông Tiến sỹ được trang trí tươi tắn, hiền hậu, có hồn thích hợp để làm đồ chơi cho trẻ em.

Khuôn mặt ông Tiến sỹ được trang trí tươi tắn, hiền hậu, có hồn thích hợp để làm đồ chơi cho trẻ em.

Hiện nay, nhà bà Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) là gia đình duy nhất còn gắn bó với nghề làm "ông Tiến sỹ giấy" - đồ chơi truyền thống mỗi dịp Trung thu.

Hiện nay, nhà bà Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) là gia đình duy nhất còn gắn bó với nghề làm "ông Tiến sỹ giấy" - đồ chơi truyền thống mỗi dịp Trung thu.

Ông Tiến sỹ giấy là biểu tượng của sự giỏi giang, công danh thành đạt.

Ông Tiến sỹ giấy là biểu tượng của sự giỏi giang, công danh thành đạt.

Ngày xưa, ông Tiến sỹ giấy chính là đồ chơi Tết Trung Thu ý nghĩa nhất đối với các em nhỏ, đặc biệt là các bé đã đến tuổi đi học, nó là món quà trân quý nhất mà người lớn trong nhà gửi gắm cho con cháu mình với mong muốn các em học hành chăm chỉ, đỗ đạt thành tài.

Ngày xưa, ông Tiến sỹ giấy chính là đồ chơi Tết Trung Thu ý nghĩa nhất đối với các em nhỏ, đặc biệt là các bé đã đến tuổi đi học, nó là món quà trân quý nhất mà người lớn trong nhà gửi gắm cho con cháu mình với mong muốn các em học hành chăm chỉ, đỗ đạt thành tài.

Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta ẩn chứa trong món đồ chơi Trung thu của trẻ em.

Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta ẩn chứa trong món đồ chơi Trung thu của trẻ em.

 Sau khi phá cỗ, các bé sẽ rước ông Tiến sỹ đi quanh làng quanh xóm cùng với đoàn rước đèn đầy màu sắc lung linh. Sau đó ông Tiến sỹ sẽ được trưng bày tại bàn học để các em luôn được nhắc nhớ về việc học hành.

Sau khi phá cỗ, các bé sẽ rước ông Tiến sỹ đi quanh làng quanh xóm cùng với đoàn rước đèn đầy màu sắc lung linh. Sau đó ông Tiến sỹ sẽ được trưng bày tại bàn học để các em luôn được nhắc nhớ về việc học hành.

Ông Tiến sỹ giấy thường được làm bằng giấy màu đỏ, màu vàng, có hoa cài mũ, thẻ bài cầm tay, mão trạng nguyên và áo bào sặc sỡ, dưới chân áo được trang trí cờ quạt, họa tiết ông hổ giản dị nhẹ nhàng.

Ông Tiến sỹ giấy thường được làm bằng giấy màu đỏ, màu vàng, có hoa cài mũ, thẻ bài cầm tay, mão trạng nguyên và áo bào sặc sỡ, dưới chân áo được trang trí cờ quạt, họa tiết ông hổ giản dị nhẹ nhàng.

Có lẽ, nhiều người đã quen thuộc và ấn tượng với bài thơ "Tiến sỹ giấy" của thi hào Nguyễn Khuyến như để châm biếm đám quan lại, Tiến sỹ hư danh của đời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông Tiến sỹ giấy truyền thống mang ý nghĩa rất tích cực và có hình mẫu là người thật trong lịch sử Việt Nam.

Có lẽ, nhiều người đã quen thuộc và ấn tượng với bài thơ "Tiến sỹ giấy" của thi hào Nguyễn Khuyến như để châm biếm đám quan lại, Tiến sỹ hư danh của đời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông Tiến sỹ giấy truyền thống mang ý nghĩa rất tích cực và có hình mẫu là người thật trong lịch sử Việt Nam.

 Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu văn hóa, hình mẫu của ông Tiến sỹ giấy làng Hậu Ái chính là bậc đại khoa Đỗ Kính Tu (nguyên là người làng Hậu Ái) dưới triều Lý, hiện được người dân suy tôn làm Thành Hoàng làng.

Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu văn hóa, hình mẫu của ông Tiến sỹ giấy làng Hậu Ái chính là bậc đại khoa Đỗ Kính Tu (nguyên là người làng Hậu Ái) dưới triều Lý, hiện được người dân suy tôn làm Thành Hoàng làng.

 Thưở ấy, làng Hậu Ái vốn là vùng đất trũng, thường xuyên ngập lụt nặng. Thương dân, Đỗ Kính Tu khi ấy đã đứng ra thương lượng với các địa phương và lấy hơn 10 mẫu ruộng vua ban để đền bù cho các chủ đất có con ngòi đi qua. Nhờ đó, con ngòi được hình thành, làng Hậu Ái không còn khổ nạn vì úng ngập nữa. Sinh thời, Đỗ Kính Tu thẳng thắn, cương trực, hết lòng vì nước nhưng lại vô tình gây thù với không ít nịnh thần. Lợi dụng việc này, ông bị dèm pha và kết tội chết.

Thưở ấy, làng Hậu Ái vốn là vùng đất trũng, thường xuyên ngập lụt nặng. Thương dân, Đỗ Kính Tu khi ấy đã đứng ra thương lượng với các địa phương và lấy hơn 10 mẫu ruộng vua ban để đền bù cho các chủ đất có con ngòi đi qua. Nhờ đó, con ngòi được hình thành, làng Hậu Ái không còn khổ nạn vì úng ngập nữa. Sinh thời, Đỗ Kính Tu thẳng thắn, cương trực, hết lòng vì nước nhưng lại vô tình gây thù với không ít nịnh thần. Lợi dụng việc này, ông bị dèm pha và kết tội chết.

 Để tưởng nhớ công lao của Đỗ Kính Tu và nhắc nhở thế hệ sau không được quên đi ơn đức này, nên vào đêm Rằm Trung thu – cũng là lúc trẻ con vừa mới bắt đầu năm học mới, người dân nơi đây thường làm ông Tiến sỹ giấy với “hai ông lính đánh gậy trông trăng” (tượng trưng cho hai quân hầu đã cùng ông tuẫn tiết) trong mâm cỗ trông trăng.

Để tưởng nhớ công lao của Đỗ Kính Tu và nhắc nhở thế hệ sau không được quên đi ơn đức này, nên vào đêm Rằm Trung thu – cũng là lúc trẻ con vừa mới bắt đầu năm học mới, người dân nơi đây thường làm ông Tiến sỹ giấy với “hai ông lính đánh gậy trông trăng” (tượng trưng cho hai quân hầu đã cùng ông tuẫn tiết) trong mâm cỗ trông trăng.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/cau-chuyen-cam-dong-dang-sau-ong-tien-sy-giay-dem-ram-trung-thu-304350-304350.html