Câu chuyện khó quên của Kiểm sát viên từ vụ án oan 34 năm
Cảm thấy trong lòng sung sướng, pha lẫn một chút chạnh lòng khi nhìn những con người già nua, lọm khọm nhận khoảng tiền bồi thường mà rơm rớm nước mắt, cảm ơn Đảng, Nhà nước đã có chủ trương hết sức đúng đắn, hết lời cảm ơn cán bộ đã tích cực hết lòng về họ đó là hình ảnh luôn khắc sâu trong tâm trí của một Kiểm sát viên đã mạnh dạn tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện bồi thường oan, sai trong một vụ án oan 34 năm.
Được lãnh đạo VKSND thành phố Cần Thơ giới thiệu, chúng tôi có buổi gặp mặt và trò chuyện với KSV Phạm Văn Dựa, Trưởng phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án An ninh, ma túy, kinh tế và tham nhũng, chức vụ.
Lần đầu tiên gặp Phạm Văn Dựa, ấn tượng đầu tiên đối với ông là một người đàn ông có lối sống giản dị, chân thật, gần gũi, đậm chất Nam Bộ, thế nhưng khi trò chuyện chúng tôi luôn cảm nhận được con người và khí chất của cán bộ Kiểm sát trong ông.
Hơn 30 năm trong ngành Kiểm sát, KSV Phạm Văn Dựa từng trải qua nhiều vị trí quan trọng trong các đơn vị được phân công: Năm 1990, được phân công công tác tại VKSND tỉnh Hậu Giang (cũ) với chức danh Kiểm sát viên sơ cấp, là cán bộ trẻ mới ra trường với yêu nghề và nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông luôn nỗ lực hết mình nghiên cứu, trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp đi trước nhầm nâng cao kiến thức và kỹ nâng, nhất là những kinh nghiệm các cha, chú đi trước truyền lại.
Đến 4/1992, do chia tách tỉnh nên ông được phân công về VKSND tỉnh Sóc Trăng công tác, ông chia sẻ thời điểm đó là lúc khó khăn nhất đối với một cán bộ Kiểm sát viên trẻ giống như ông, thế nhưng bằng những kinh nghiệm học được trước đó và luôn tự nhủ với bản thân rằng phải không ngừng học hỏi, bằng những nỗ lực của bản thân, ông được sự tin tưởng của lãnh đạo Viện nơi ông công tác.
Ông được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp VKSND tỉnh Sóc Trăng, Phó viện trưởng VKSND huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đến 10/2004, ông tiếp tục được điều động đến VKSND thành phố Cần Thơ công tác cho đến nay, dù ở vị trí nào hay đơn vị nào, ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm theo sát, kịp thời đôn đốc tập thể cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm bản thân…Trong chuyên môn, nghiệp vụ, ông luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn từ các đàn anh đi trước cũng như các đồng nghiệp, luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, ngành cấp trên và các ngành chức năng liên quan.
Tâm sự về chuyện nghề, Phạm Văn Dựa chia sẻ trong công tác bản thân có nhiều vui, buồn từ những vụ việc, có những việc để ấn tượng sâu sắc trong tâm trí, thế nhưng trong bản thân luôn nhớ mãi việc tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện bồi thường oan, sai cho 4 người xảy ra từ năm 1981 mãi đến năm 2015 mới được giải oan và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, năm 2015 ông được lãnh đạo Viện giao tiếp nhận, giải quyết vụ yêu cầu bồi thường oan sai của 4 ông: Thành, Long, Tâm, Tình công tác tại Công ty Công trình 4/3, bị Công an tỉnh Hậu Giang (cũ) khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội Lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa. Đến ngày 22/4/1982 thì được Công an tỉnh Hậu Giang (cũ) ra lệnh tạm tha, đến ngày 16/5/2014 được đình chỉ điều tra đối với 4 bị can.
KSV Phạm Văn Dựa tâm sự, sau khi tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, tiếp cận 4 người bị bắt oan sai, cảm nhận thấy sự bức xúc, yêu cầu giải oan, bồi thường của họ cũng là việc hiển nhiên do vụ việc giải quyết kéo dài.
Cảm nhận được điều đó, nên ông cảm thấy bản thân phải trực tiếp làm việc, với suy nghĩ phải tận tâm, cố gắng để giải quyết một cách tốt nhất, từ đó trong khi giao tiếp, đối thoại, tiếp chuyện, giải đáp thắt mắc họ thấy gần gũi, từng bước đã làm dịu đi nổi bức xúc, gay gắt của họ, dần dần chuyển sang tin tưởng và hợp tác tích cực mặt dù phải bổ sung chỉnh lý rất nhiều thủ tục do công việc mới, khó khăn và theo hướng dẫn của trên.
Cả 4 người đều thống nhất cách giải quyết, họ tỏ ra rất thông cảm cho đội ngũ Kiểm sát viên, lãnh đạo kế thừa... Hôm chấp nhận lời xin lỗi và tiền bồi thường, họ rơm rớm nước mắt, cám ơn Đảng, Nhà nước đã có chủ trương hết sức đúng đắn, giải quyết trả lại phần nào quyền lợi cho họ, hết lời cảm ơn cán bộ đã tích cực hết lòng, hết sức giải quyết quyền lợi cho cho họ.
Đối với ông luôn xem đó là bài học, động lực giúp vượt qua những vụ án khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Còn một chi tiết nhỏ có thể dẫn đến sai sót, thiếu khách quan vẫn phải làm rõ, không để xảy ra oan sai trong các vụ án.