Câu chuyện về làng khăn xếp duy nhất ở Miền Bắc hiện vẫn lưu giữ truyền thống

Làng Giáp Nhất, ngôi làng còn lại ở miền Bắc hiện vẫn sản xuất những chiếc khăn xếp đang hối hả chuẩn bị các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ hội của mùa Xuân.

Khăn xếp còn được biết đến với những tên gọi khác như khăn đóng, khăn vấn và được dùng kèm với áo the. Đây có thể là cặp bài trùng, nhưng nếu như áo the được sản xuất rộng rãi, hiện khăn xếp chỉ còn được tìm thấy ở ngôi làng Giáp Nhất ở Nam Định. Đây là ngôi làng duy nhất còn lại của miền Bắc giữ gìn những bí quyết sản xuất những chiếc khăn xếp chứa đựng cả một phần văn hóa dân tộc.

Theo lời kể của những bậc nghệ nhân cao niên trong làng, những năm 1950, khăn xếp Giáp Nhất vẫn theo đôi quang gánh đi khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1960, sản phẩm khăn xếp không còn được ưa chuộng, nhu cầu của khách hàng giảm một cách nhanh chóng.

Giai đoạn đó là khó khăn nhất của người dân làng nghề Giáp Nhất khi phải đứng trước nguy cơ mai một. May mắn thời điểm đó, có nhiều bậc nghệ nhân trong làng vẫn tin khăn xếp có một ngày sẽ được mọi người dùng đến, tiếp tục được tiếp nhận. Vì vậy, nhiều gia đình đã khuyên con cháu cố học hỏi để giữ lấy nghề.

Làng Giáp Nhất hiện là ngôi làng duy nhất còn sản xuất khăn xếp.

Làng Giáp Nhất hiện là ngôi làng duy nhất còn sản xuất khăn xếp.

Trải qua những thăng trầm, năm 1990, nhiều người tìm đến làng hỏi mua khăn xếp. Những chồng khăn xếp bị phủ bụi, thậm chí bạc màu cũng được mua. Người dân trong làng bắt đầu quay lại với nghề.

Ngày nay, ở Giáp Nhất có hơn 100 hộ còn giữ nghề, điều đặc biệt ở làng nghề này là mỗi hộ, mỗi cơ sở sản xuất sẽ chịu trách nhiệm một công đoạn để tạo nên một chiếc khăn xếp hoàn chỉnh. Do đó, làng nghề Giáp Nhất là một dây truyền sản xuất tập thể hiếm có.

Tại làng Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, nghề khăn xếp vẫn được lưu truyền và phát triển. Cuối năm cũng là lúc làng nghề bận rộn nhất với nhiều đơn hàng phục vụ thị trường Tết và những lễ hội đầu năm.

Để tạo ra được 1 chiếc khăn, người thợ phải trải qua các công đoạn như: Xén vải; máy cốt; cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết.

Để tạo ra được 1 chiếc khăn, người thợ phải trải qua các công đoạn như: Xén vải; máy cốt; cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết.

Trao đổi với phóng viên, anh Đoàn Văn Thủy, đời thứ 4 trong một gia đình nối nghiệp nghề làm khăn xếp của ông cha để lại cho biết, gia đình anh là 1 trong 5 hộ ở thôn Giáp Nhất sản xuất khăn xếp với quy mô lớn. Trung bình, mỗi ngày cơ sở sản xuất khăn xếp làm ra được khoảng 200 chiếc khăn xếp với nhiều loại khác nhau.

Theo vị này, hiện nay trên thị trường có 10 loại khăn xếp đang được thị trường đón nhận và phát triển thịnh hành, gồm: Khăn xếp mừng thọ, khăn xếp hầu đồng, khăn xếp tế lễ, khăn xếp dành cho trẻ nhỏ múa hát,…

Mỗi loại khăn xếp được tô vẽ, trang trí, quấn vòng nếp khác nhau. Chẳng hạn loại khăn xếp mừng thọ có 2 loại dành cho cụ ông và cụ bà. Khăn xếp dành cho cụ ông gồm 7 nếp, trên đầu có đốc, còn cụ bà 9 nếp, không có đốc… Khăn xếp hầu đồng cũng có nhiều loại, loại 20 nếp, loại 30 nếp.

Mỗi loại khăn xếp được tô vẽ, trang trí, quấn vòng nếp khác nhau.

Mỗi loại khăn xếp được tô vẽ, trang trí, quấn vòng nếp khác nhau.

Để tạo ra được 1 chiếc khăn, người thợ phải trải qua các công đoạn như: Xén vải; máy cốt, cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết. Công đoạn quấn nếp đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật nhất. Người thợ vừa phải quấn nếp, vừa phải bôi keo (hồ) dính để gắn kết giữa các vòng nếp với nhau. Các vòng nếp được siết càng chặt thì khăn xếp càng chắc chắn.

Một chiếc khăn xếp sau khi hoàn thành phải chắc chắn, độ dày các lớp đều nhau, cao độ của từng lớp hợp lý.

Hiện nay, nguyên liệu chính để làm khăn xếp gồm vải mềm, xốp và keo (hồ) dính. Vải, xốp được nhập về với số lượng lớn, đủ màu sắc, làm tới đâu mới cắt đến đó; còn hồ dính làng nghề tự nấu.

Các vòng nếp được siết càng chặt thì khăn xếp càng chắc chắn.

Các vòng nếp được siết càng chặt thì khăn xếp càng chắc chắn.

Theo những hộ dân cho biết, mỗi chiếc khăn xếp hiện có giá bán trên dưới 20.000 đồng, tùy vào từng loại, kích cỡ,… loại khăn xếp cao cấp thì có giá lên đến 500.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên số lượng ít, các cơ sở chỉ làm theo đơn đặt hàng trước.

Những ngày cận Tết người làng Giáp Nhất bận rộn với việc làm khăn xếp để phục vụ khách hàng. Thời điểm bán chạy nhất vào dịp cuối năm, tháng Ba và tháng Tám hằng năm và thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Hầu như nhân công của các cơ sở sản xuất phải làm thêm giờ, thậm chí làm cả đêm kịp giao cho khách hàng. Sản phẩm khăn xếp làm ra chủ yếu được đưa lên các đầu mối ở Hà Nội rồi xuất đi cả nước.

Tại làng Giáp Nhất có khoảng 7 cơ sở làm khăn xếp lớn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Các cơ sở thường thuê nhân công theo mô hình khoán sản phẩm, mỗi người chỉ làm chuyên một công đoạn, thu nhập tùy theo số lượng sản phẩm làm ra. Nhờ đó, nhân công có thể nhận nguyên liệu mang về nhà làm. Tuy công việc lương không cao nhưng lại rất phù hợp với những người đã hết tuổi lao động.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Áo dài bung lụa khắp phố mang xuân về

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cau-chuyen-ve-lang-khan-xep-duy-nhat-o-mien-bac-hien-van-luu-giu-truyen-thong-172240118110411733.htm