Do quá trình đi lại khó khăn nên chính quyền New Orleans đã triển khai thi công cầu Pontchartrain năm 1955
Chỉ trong vòng 14 tháng, vào năm 1956, cầu Pontchartrain chính thức khánh thành với chiều dài 38,39 km với tổng chi phí khoảng 30,7 triệu USD
Công trình cầu Hồ Pontchartrain được cho là một kỳ tích, đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành xây dựng cầu đường
Việc áp dụng công nghệ đúc bê tông dự ứng lực và phương pháp lắp ráp dây chuyền đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công
Cầu Hồ Pontchartrain gồm hai cầu chạy song song nhau, hướng nam có hai làn xe, được mở cửa lần đầu vào ngày 30/8/1956, trong khi cầu hướng bắc với thiết kế tương tự được hoàn thành vào năm 1969
Mặc dù cầu dài, lớn song quá trình xây dựng cầu chỉ diễn ra trong 14 tháng nhờ vào các phương pháp dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt
Cầu hướng nam gồm 2.246 nhịp, rộng khoảng 8,5m và dài 17m, trong khi cầu hướng bắc có 1.506 nhịp, cũng rộng 8,5m nhưng dài 25,6m
Các nhịp bao gồm dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đúc liền (mọi thành phần được đúc đồng thời), lan can và sàn cầu
Nhịp ở cả cầu hướng bắc và hướng nam đều được chống đỡ bởi các trụ bê tông đúc sẵn dài trung bình 27,4m
Cầu dài đến mức khi lái xe được khoảng 12,8km, tài xế không còn thấy đất liền, khiến nhiều người lái xe đã gặp phải tình trạng "sợ cứng người"
Khi đi vào hoạt động, cầu Hồ Pontchartrain đã giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về cây cầu dài nhất bắc qua mặt nước trong suốt 68 năm
Đến năm 2011, vị trí này thuộc về cầu Vịnh Giao Châu ở Trung Quốc, với tổng chiều dài 42,6km. Và đến năm 2018, Trung Quốc tiếp tục lập kỷ lục mới với cây cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau dài 55km
Hoàng Sơn