Câu đố tiếng Việt: 'Bông gì nghe ngóng chuyện thiên hạ?'
Đây là một câu đố chữ hết sức thú vị.
Hãy thử sức với câu đố chữ này nhé, đáp án của nó sẽ khiến bạn phải phì cười đấy:
"Bông (hoa) gì nghe ngóng chuyện thiên hạ?"
Bởi vì đây là câu đố chữ nên bạn hãy để ý đến từng dữ liệu mà câu đố đưa ra nhé? Câu đố này khá ngắn và chỉ có 2 dữ liệu đáng chú ý là "bông" và "nghe ngóng chuyện thiên hạ" thôi phải không nào. Dữ liệu thứ nhất không có gì đặc biệt, hãy chú ý đến dữ liệu thứ hai nhé.
Có loại bông (hoa) nào mà tên gọi hay đặc điểm của nó khiến bạn nghĩ đến hành động "nghe ngóng" không? Thường thì thứ gì sẽ khiến bạn nghĩ đến "nghe ngóng" nhỉ? Tai! Tai là bộ phận dùng để "nghe ngóng" phải không nào!
Nói đến đây, chắc hẳn bạn đã nghĩ ra đáp án, đó là Bông tai, hay hoa tai, khuyên tai - một phụ kiện trang sức phổ biến của phái đẹp.
Nói đến bông tai, món đồ nhỏ bé này cũng có lịch sử hay ho lắm đấy. Từ những năm 3.000 TCN, bông tai đã gắn liền với cuộc sống của con người. Trong các quyển kinh thánh cũng đã bắt đầu nhắc đến sự tồn tại của nó. Thời gian sau này, vào khoảng 500 năm TCN, trên một số bức tường của cung điện cổ xưa của Persepolis ở Ba Tư cũng đã có khắc lên hình ảnh của các binh sĩ sử dụng hoa tai. Đây chính là thời kỳ khởi điểm và là cột mốc quan trọng cho quá trình phát triển của những đôi hoa tai sau này.
Cũng từ sự ra đời này của chiếc bông tai đã tạo nên một cơn sóng thời trang vào giai đoạn đó. Người ta đã xem việc bấm lỗ tai chính là một trong những hành động sửa đổi cơ thể đầu tiên trong lịch sử và lấy nó làm cột mốc quan trọng để phân biệt giữa những người giàu có quyền uy trong xã hội.
Ít ai biết rằng, thời cổ đại, bông tai được đeo chủ yếu bởi đàn ông, điều này cũng không gây ngạc nhiên khi đàn ông là người nắm giữ sự tài sản giàu có trong hầu hết lịch sử. Bằng chứng khảo cổ học dưới hình thức chạm khắc trên tường cho thấy đàn ông Ba Tư đeo khuyên tai ở thành phố Persepolis, thủ đô của Đế chế Achaemenid (550 - 330 trước công nguyên).