Câu đố tiếng Việt: 'Để nguyên im dưới nước sâu, bỏ đi dấu huyền vỗ cánh bay lên', là từ gì?
Đố bạn, 2 từ được nhắc đến trong câu đố chữ này là gì? Đáp án không hề khó!
"Để nguyên im dưới nước sâu, bỏ đi dấu huyền vỗ cánh bay lên", là từ gì?- Bạn có nghĩ ra, câu đố này đang nhắc đến 2 từ nào không? Bật mí cho bạn, dữ liệu một của câu đố nhắc đến một động từ, chỉ hành động di chuyển liên quan đến môi trường nước. Còn từ thứ hai là một danh từ, chỉ một loài vật cực kỳ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Theo dữ liệu của câu đố, loài vật này có cánh và có thể bay lên.
Gợi ý đến đây, chắc hẳn bạn đã đoán ra ngay được, 2 từ trong câu đố muốn nhắc tới là gì. Đó là "chìm" và "chim".
Từ điển lý giải:
- Chìm (động từ): Di chuyển từ trên mặt nước hoặc mặt chất lỏng xuống phía đáy, do tác dụng của trọng lượng. Chẳng hạn: "Tảng đá chìm hẳn xuống đáy sông"; "Con tàu đang chìm dần", "Lớp đất cát chìm xuống đáy bể lọc".
- Ở sâu dưới mặt nước, không nổi trên mặt nước. Chẳng hạn: "Cá rô phi ăn chìm".
- Ở sâu dưới bề mặt, không nhô lên. Chẳng hạn: "Lô cốt chìm khắc chữ chìm"; "Đường dây điện đi chìm trong tường"...
- Bị phủ bởi một khối, lớp gì đó, làm cho bị che lấp, bị lấn át chìm sâu trong lớp đất đá. Chẳng hạn: "Rừng núi chìm trong màn đêm".
- Lắng xuống, biểu hiện sự kém sôi nổi, kém hoạt động. Chẳng hạn: "Phong trào thi đua có phần chìm xuống", "Không khí buổi họp bỗng dưng chìm hẳn"...
Trong khi đó, từ điển giải thích: Chim (danh từ )- Động vật có xương sống, đẻ trứng, đầu có mỏ, thân phủ lông vũ, có cánh để bay con chim non chim hót líu lo. (Động từ, từ cũ, thông tục) - Tán tỉnh, vẽ vãn (nói về quan hệ nam nữ).