Cầu rệu rã sắp sập, người dân vẫn buộc phải... đi qua!

Thấp thỏm, bất an và lo lắng là tâm trạng của hàng nghìn người dân ở Quảng Ngãi mỗi khi đi qua cây cầu cũ kỹ đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Cây cầu Thạnh Đức (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã hơn 2 thập kỷ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên ngày ngày, hàng nghìn người dân và học sinh buộc phải đi qua… vì đây là cây cầu “độc đạo” nằm trên tuyến đường nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và Thạnh Đức 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ.

Cây cầu Thạnh Đức (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã hơn 2 thập kỷ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên ngày ngày, hàng nghìn người dân và học sinh buộc phải đi qua… vì đây là cây cầu “độc đạo” nằm trên tuyến đường nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và Thạnh Đức 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ.

Cầu Thạnh Đức có chiều dài 407m, được đầu tư giai đoạn 1 vào năm 1997 với chiều dài cầu 199,05m. Đến năm 2001, cầu triển khai giai đoạn 2 và hoàn thành vào năm 2003 với chiều dài cầu đoạn còn lại là 208,15m...

Cầu Thạnh Đức có chiều dài 407m, được đầu tư giai đoạn 1 vào năm 1997 với chiều dài cầu 199,05m. Đến năm 2001, cầu triển khai giai đoạn 2 và hoàn thành vào năm 2003 với chiều dài cầu đoạn còn lại là 208,15m...

Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, năm 2013 cầu có dấu hiệu xuống cấp, thị xã Đức Phổ đã tiến hành tu sửa nhưng cũng chỉ là sửa chữa mặt cầu, làm lại khe co giãn và sửa chữa lan can, tay vịn. Từ đó đến nay, công trình này ngày càng xuống cấp nặng nề, nhất là sau các đợt mưa bão vừa qua.

Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, năm 2013 cầu có dấu hiệu xuống cấp, thị xã Đức Phổ đã tiến hành tu sửa nhưng cũng chỉ là sửa chữa mặt cầu, làm lại khe co giãn và sửa chữa lan can, tay vịn. Từ đó đến nay, công trình này ngày càng xuống cấp nặng nề, nhất là sau các đợt mưa bão vừa qua.

Ông Nguyễn Phước (trú tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh) cho biết, hằng ngày cây cầu này có hàng nghìn lượt người dân và phương tiện lưu thông qua lại, vận chuyển hàng hóa trong nỗi lo sợ cầu sập đổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, buộc người dân chúng tôi phải đi qua vì không còn lựa chọn nào khác, đây là cây cầu huyết mạch nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ.

Ông Nguyễn Phước (trú tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh) cho biết, hằng ngày cây cầu này có hàng nghìn lượt người dân và phương tiện lưu thông qua lại, vận chuyển hàng hóa trong nỗi lo sợ cầu sập đổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, buộc người dân chúng tôi phải đi qua vì không còn lựa chọn nào khác, đây là cây cầu huyết mạch nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ.

“Cứ mỗi lần đi qua, bà con đều cảm thấy bất an, nhiều nhịp cầu không còn lan can. Các trụ cầu không còn nguyên vẹn, lòi gỉ sắt ra ngoài rất nguy hiểm. Sợ nhất là mùa mưa bão, rất đông tàu thuyền của ngư dân địa phương về neo đậu và giằng neo dưới chân cầu khiến thân cầu bị va đập đung đưa như đánh võng”, ông Phước nói thêm.

“Cứ mỗi lần đi qua, bà con đều cảm thấy bất an, nhiều nhịp cầu không còn lan can. Các trụ cầu không còn nguyên vẹn, lòi gỉ sắt ra ngoài rất nguy hiểm. Sợ nhất là mùa mưa bão, rất đông tàu thuyền của ngư dân địa phương về neo đậu và giằng neo dưới chân cầu khiến thân cầu bị va đập đung đưa như đánh võng”, ông Phước nói thêm.

Theo ghi nhận của PV, ở nhiều vị trí phần thành cầu bị đứt gãy, xiêu vẹo, mố cầu bị bong tróc, sụt lún. Đáng nói hơn, phía dưới phần chân trụ cầu và gầm cầu, bê tông nứt từng mảng lớn, chỉ cần chạm nhẹ tay vào là rơi hẳn xuống dưới sông, để lộ nhiều thanh sắt dài hoen gỉ. Không còn lựa chọn nào khác, hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.300 nhân khẩu ngày ngày buộc phải đi qua cây cầu này để làm việc và học tập.

Theo ghi nhận của PV, ở nhiều vị trí phần thành cầu bị đứt gãy, xiêu vẹo, mố cầu bị bong tróc, sụt lún. Đáng nói hơn, phía dưới phần chân trụ cầu và gầm cầu, bê tông nứt từng mảng lớn, chỉ cần chạm nhẹ tay vào là rơi hẳn xuống dưới sông, để lộ nhiều thanh sắt dài hoen gỉ. Không còn lựa chọn nào khác, hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.300 nhân khẩu ngày ngày buộc phải đi qua cây cầu này để làm việc và học tập.

Anh Nguyễn Hữu Chí (trú tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh) cho hay, tôi nuôi thủy sản dưới chân cầu đã hơn 7 năm, năm nào cũng có người dân bị thương vì cây cầu này, mỗi lần có xe lớn đi qua cây cầu rung lên bần bật, bê tông vỡ ra rơi xuống trúng đầu của người dân liên tục, nhiều người nặng phải đi nhập viện, số ít bê tông rơi trúng chân phải đưa đến bệnh viện để may.

Anh Nguyễn Hữu Chí (trú tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh) cho hay, tôi nuôi thủy sản dưới chân cầu đã hơn 7 năm, năm nào cũng có người dân bị thương vì cây cầu này, mỗi lần có xe lớn đi qua cây cầu rung lên bần bật, bê tông vỡ ra rơi xuống trúng đầu của người dân liên tục, nhiều người nặng phải đi nhập viện, số ít bê tông rơi trúng chân phải đưa đến bệnh viện để may.

“Tôi mong muốn, các cấp, ngành sớm quan tâm, đầu tư xây dựng cây cầu mới để thay thế, chứ để lâu dài sớm muộn cũng có người chết vì cây cầu này”, anh Chí bộc bạch.

“Tôi mong muốn, các cấp, ngành sớm quan tâm, đầu tư xây dựng cây cầu mới để thay thế, chứ để lâu dài sớm muộn cũng có người chết vì cây cầu này”, anh Chí bộc bạch.

Để cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người dân, cũng như phương tiện lưu thông qua cầu Thạnh Đức, chính quyền địa phương đã tiến hành cắm những biển cảnh báo phía 2 đầu cây cầu. Tuy nhiên, không ai dám chắc rằng, cầu Thạnh Đức vẫn còn sức chịu tải như biển báo. Bởi người dân chứng kiến, mỗi lần có xe lưu thông thì cầu này lại rung lắc, uốn lượn như con rắn biển.

Để cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người dân, cũng như phương tiện lưu thông qua cầu Thạnh Đức, chính quyền địa phương đã tiến hành cắm những biển cảnh báo phía 2 đầu cây cầu. Tuy nhiên, không ai dám chắc rằng, cầu Thạnh Đức vẫn còn sức chịu tải như biển báo. Bởi người dân chứng kiến, mỗi lần có xe lưu thông thì cầu này lại rung lắc, uốn lượn như con rắn biển.

Trao đổi với PV, ông Giã Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho biết, cầu Thạnh Đức nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ có vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên qua hơn 20 năm đưa vào sử dụng và được tu sửa, hiện cây cầu đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và lưu thông hàng hóa của người dân.

Trao đổi với PV, ông Giã Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho biết, cầu Thạnh Đức nối tổ dân phố Thạnh Đức 1 và 2 lên trung tâm thị xã Đức Phổ có vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên qua hơn 20 năm đưa vào sử dụng và được tu sửa, hiện cây cầu đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và lưu thông hàng hóa của người dân.

“Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên và tỉnh cũng đã có chủ trương. Việc đầu tư xây mới cầu Thạnh Đức là rất cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, nhất là trong mùa mưa bão. Nhằm đảm an toàn cho người dân và phương tiện qua lại, chính quyền địa phương cũng đã tiến hành cắm các biển báo cấm các phương tiện có trọng tải lớn đi qua cây cầu này”, ông Giàu nói thêm.

“Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên và tỉnh cũng đã có chủ trương. Việc đầu tư xây mới cầu Thạnh Đức là rất cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, nhất là trong mùa mưa bão. Nhằm đảm an toàn cho người dân và phương tiện qua lại, chính quyền địa phương cũng đã tiến hành cắm các biển báo cấm các phương tiện có trọng tải lớn đi qua cây cầu này”, ông Giàu nói thêm.

Biết cầu “rệu rã” sắp sập, người dân vẫn buộc phải... đi qua!

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cau-reu-ra-sap-sap-nguoi-dan-van-buoc-phai-di-qua!-post1485821.tpo