Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?

Xe máy điện phổ biến với kiểu dáng bắt mắt, nhưng không phải ai cũng hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.

Nhờ sự tiện dụng, linh hoạt và những kiểu dáng bắt mắt mà xe máy điện đang ngày càng được nhiều người đón nhận, chọn làm phương tiện đi lại mỗi ngày.

Xe máy điện được định nghĩa là mẫu xe không có bàn đạp, động cơ được đặt trực tiếp vào bánh sau xe hoặc đặt tại giữa thân xe và sử dụng dây curoa để truyền động. Các mẫu xe điện thường có vận tốc tối đa không quá 50km/h và công suất động cơ khoảng 300W-2.500W.

Dòng xe máy điện được cấu tạo bởi phần "trái tim" là động cơ điện. Chúng có 2 loại phổ biến là động cơ điện không chổi than và động cơ điện chổi than. Bộ phận lưu trữ điện năng gồm 2 loại chính là pin lithium hoặc pin ắc quy.

Ngoài ra xe máy điện còn được trang bị bảng điều khiển, các bộ phận cần thiết như phanh, phuộc, khung xe, hệ thống đèn.

Xe máy điện ngày nay đã được phát triển với nhiều mẫu mã, kiểu dáng phù hợp cho mọi lứa tuổi. (Ảnh: Vinfast)

Xe máy điện ngày nay đã được phát triển với nhiều mẫu mã, kiểu dáng phù hợp cho mọi lứa tuổi. (Ảnh: Vinfast)

Trong một chiếc xe máy điện, bộ phận động cơ được cấu tạo từ hai thành phần chính là vỏ động cơ và lõi động cơ với các chức năng cụ thể.

Theo đó phần vỏ động cơ hay còn gọi rotor phần chuyển động là bộ phận bên ngoài giúp bảo vệ động cơ khỏi những va chạm hay tác động ở bên ngoài. Bên trong vỏ chứa nam châm cực Bắc, cực Nam đối diện nhau giúp động cơ quay khi có dòng điện chạy qua lõi.

Lõi động cơ hay còn gọi là stato phần đứng yên, được cấu tạo từ những cuộn dây đồng thành lõi, bộ phận này có trục chính và các mắt động cơ.

Nguyên lý hoạt động của xe máy điện cũng rất đơn giản, khi có dòng điện truyền qua khu vực lõi động cơ sẽ tạo ra từ trường.

Sự tương tác giữa 2 loại từ trường của rotor phần chuyển động và stato phần đứng yên sẽ tạo ra chuyển động được gọi là mô-men.

Chuyển động này sẽ làm quay động cơ của xe từ đó bánh xe chuyển động, nhờ vậy mà xe máy điện có thể di chuyển được.

Những chiếc xe máy điện hiện đại được tích hợp pin liithium-ion giúp mở rộng quãng đường di chuyển hơn nhiều so với các thế hệ cũ. (Ảnh: PEGA - HKbike)

Những chiếc xe máy điện hiện đại được tích hợp pin liithium-ion giúp mở rộng quãng đường di chuyển hơn nhiều so với các thế hệ cũ. (Ảnh: PEGA - HKbike)

Tùy vào mức giá của các loại xe máy điện mà được lắp đặt bộ phận lưu trữ điện năng, trong đó ắc quy chì đa phần sử dụng trên các xe máy điện kiểu cũ với nhược điểm lớn là trọng lượng nặng, khó thay thế, quãng đường cho một lần sạc thấp.

Loại pin này sau khi hết hạn sử dụng sẽ khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

Là giải pháp thay thế và mang lại hiệu năng tốt hơn, dòng xe máy điện dùng pin lithium-ion mang lại nhiều ưu điểm như trọng lượng chỉ nhẹ bằng gần một nửa, trong mỗi lần sạc pin xe đi được 70-100km. Thời hạn sử dụng của pin lâu hơn, dễ thay thế và an toàn hơn so với ắc quy.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều những dòng xe máy điện như Vinfast, Honda, Yamaha, Yadea, Datbike, Pega... với mức giá 15-20 triệu người dùng có thể sở hữu những chiếc xe điện cỡ nhỏ, trong phân khúc cao cấp với những dòng xe điện đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Vinfast, Honda, Yamaha có mức giá từ 50-80 triệu đồng.

Đặc biệt với dòng xe điện Vinfast đang áp dụng chương trình ưu đãi hấp dẫn, khi được sạc miễn phí tại các trạm sạc V-Green cho đến hết ngày 1/7/2025.

Chí Hiếu

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cau-tao-ben-trong-cua-xe-may-dien-co-gi-dac-biet-ar887915.html