Cầu trên quốc lộ 1A xuống cấp, phải 'chống nạng gỗ'

Sau thời gian dài đưa vào khai thác, đơn nguyên bên trái cầu Rác xuất hiện tình trạng hư hỏng. Trong thời gian chờ dự án sửa chữa, cơ quan quản lý đường bộ dùng giải pháp hạn chế tốc độ và kê nhiều ván gỗ dưới mố cầu.

Cận cảnh cây cầu "chống nạng gỗ" trên quốc lộ 1A. Video: Phạm Trường.

Cầu Rác nằm trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Cầu Rác nằm trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, đơn nguyên bên trái cầu theo chiều Nam - Bắc sau thời gian sử dụng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng.

Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, đơn nguyên bên trái cầu theo chiều Nam - Bắc sau thời gian sử dụng đã xuất hiện tình trạng hư hỏng.

Gần đây, khi di chuyển gần đến cầu Rác, các tài xế gặp biển cảnh báo "Cầu đang có sự cố, các phương tiện giảm tốc độ" và 2 biển hạn chế tốc độ với xe khách, ô tô tải lần lượt là 60km/h, 40km/h.

Gần đây, khi di chuyển gần đến cầu Rác, các tài xế gặp biển cảnh báo "Cầu đang có sự cố, các phương tiện giảm tốc độ" và 2 biển hạn chế tốc độ với xe khách, ô tô tải lần lượt là 60km/h, 40km/h.

Nhìn xuống dưới cầu, nhiều người dân khá bất ngờ khi đơn nguyên cầu chiều Nam - Bắc đang phải kê nhiều tấm ván gỗ tại mố cầu.

Nhìn xuống dưới cầu, nhiều người dân khá bất ngờ khi đơn nguyên cầu chiều Nam - Bắc đang phải kê nhiều tấm ván gỗ tại mố cầu.

Theo đại diện Văn phòng Quản lý đường bộ II.3 thuộc Khu Quản lý đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị quản lý tuyến đường), quá trình khai thác thời gian dài với lưu lượng phương tiện tăng cao, đơn nguyên cầu bên trái xuất hiện khe co giãn, bê tông bản cánh đầu dầm phía Nam bị hư hỏng.

Theo đại diện Văn phòng Quản lý đường bộ II.3 thuộc Khu Quản lý đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị quản lý tuyến đường), quá trình khai thác thời gian dài với lưu lượng phương tiện tăng cao, đơn nguyên cầu bên trái xuất hiện khe co giãn, bê tông bản cánh đầu dầm phía Nam bị hư hỏng.

“Để đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian chờ dự án sửa chữa đột xuất, đơn vị đã cắm biển hạn chế tốc độ với các xe tải, xe khách và thực hiện chồng nề bằng ván gỗ dưới mố cầu phía Nam. Đây là biện pháp kỹ thuật thông thường được áp dụng từ lâu trong sửa chữa hư hỏng cầu nhằm giảm xung kích khi bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng”, đại diện Văn phòng Quản lý đường bộ II.3 thông tin. Trong hình, việc kiểm tra, giám sát tình trạng cầu diễn ra hằng ngày.

“Để đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian chờ dự án sửa chữa đột xuất, đơn vị đã cắm biển hạn chế tốc độ với các xe tải, xe khách và thực hiện chồng nề bằng ván gỗ dưới mố cầu phía Nam. Đây là biện pháp kỹ thuật thông thường được áp dụng từ lâu trong sửa chữa hư hỏng cầu nhằm giảm xung kích khi bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng”, đại diện Văn phòng Quản lý đường bộ II.3 thông tin. Trong hình, việc kiểm tra, giám sát tình trạng cầu diễn ra hằng ngày.

Theo đơn vị quản lý, khi sửa chữa, vị trí hư hỏng sẽ thay thế bằng các dầm ngang sử dụng kết cấu bê tông cốt thép. Việc sửa chữa dự kiến thực hiện vào tháng 4 này.

Theo đơn vị quản lý, khi sửa chữa, vị trí hư hỏng sẽ thay thế bằng các dầm ngang sử dụng kết cấu bê tông cốt thép. Việc sửa chữa dự kiến thực hiện vào tháng 4 này.

Ngoài hư hỏng khe co giãn và mố, lớp bê tông nhựa trên mặt cầu Rác cũng đang xuống cấp.

Ngoài hư hỏng khe co giãn và mố, lớp bê tông nhựa trên mặt cầu Rác cũng đang xuống cấp.

Cầu Rác có 2 đơn nguyên cầu, trong đó, đơn nguyên cầu bên trái (hướng Nam - Bắc) được sử dụng từ năm 1994 còn đơn nguyên cầu bên phải (hướng di chuyển Bắc - Nam) được xây dựng từ năm 2013.

Cầu Rác có 2 đơn nguyên cầu, trong đó, đơn nguyên cầu bên trái (hướng Nam - Bắc) được sử dụng từ năm 1994 còn đơn nguyên cầu bên phải (hướng di chuyển Bắc - Nam) được xây dựng từ năm 2013.

Lưu lượng phương tiện dày dặc trên quốc lộ 1A.

Lưu lượng phương tiện dày dặc trên quốc lộ 1A.

Cùng với lượng phương tiện gia tăng trên tuyến, quốc lộ 1A, đoạn qua cầu Rác còn giao cắt với đường nối vào một mỏ đá nên thường xuyên có ô tô tải qua lại.

Cùng với lượng phương tiện gia tăng trên tuyến, quốc lộ 1A, đoạn qua cầu Rác còn giao cắt với đường nối vào một mỏ đá nên thường xuyên có ô tô tải qua lại.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cau-tren-quoc-lo-1a-xuong-cap-phai-chong-nang-go-post1731129.tpo