Cầu treo độc đạo bị lũ cuốn, hơn 120 hộ dân Lũng Cáng, Lũng Buông bị 'chia cắt'

BHG - Trận mưa lớn kéo dài đêm mùng 9, sáng 10.6 khiến nước lũ dâng cao, gây ngập nhà dân, hoa màu và cuốn trôi cây cầu treo độc đạo vào thôn Lũng Cáng và một phần thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên); giao thông vào thôn bị tê liệt, cuộc sống và sinh hoạt của hơn 120 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao với hơn 500 nhân khẩu ở bên kia suối gặp rất nhiều khó khăn. Sáng ngày 12.6, 2 ngày sau lũ, cuộc sống người dân Lũng Cáng vẫn chưa thể trở lại bình thường.

Theo Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa Nguyễn Thị Chiêm, trên 80% người dân Lũng Cáng, Lũng Buông bên kia suối là hộ nghèo, cận nghèo. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay còn vất vả hơn khi để ra khỏi thôn đi làm, lao động sản xuất, mua nhu yếu phẩm thiết yếu, người dân không còn cách nào khác là đu bám men theo đường dây văng còn sót lại trên cầu treo, vô cùng nguy hiểm. Xã Thuận Hòa đã cử lực lượng hỗ trợ người dân, trước mắt sẽ khảo sát xây dựng cầu tạm đi bộ qua suối, về lâu dài rất cần một cây cầu cứng kiên cố giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Cầu Lũng Cáng được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp từ năm 2020, là cây cầu độc đạo nối thôn Lũng Cáng và một phần của thôn Lũng Buông với Quốc lộ 4C. Sau trận lũ sáng 10.6, cây cầu đã bị phá hủy hoàn toàn khiến thôn bị "chia cắt".

Cầu Lũng Cáng được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp từ năm 2020, là cây cầu độc đạo nối thôn Lũng Cáng và một phần của thôn Lũng Buông với Quốc lộ 4C. Sau trận lũ sáng 10.6, cây cầu đã bị phá hủy hoàn toàn khiến thôn bị "chia cắt".

Để đi ra khỏi thôn đi làm, lao động sản xuất hay mua sắm nhu, yếu phẩm hàng ngày, người dân Lũng Cáng bất chấp nguy hiểm, đu bám theo đường dây văng còn sót lại trên cầu

Để đi ra khỏi thôn đi làm, lao động sản xuất hay mua sắm nhu, yếu phẩm hàng ngày, người dân Lũng Cáng bất chấp nguy hiểm, đu bám theo đường dây văng còn sót lại trên cầu

Mố cầu bị lũ cuốn trôi.

Mố cầu bị lũ cuốn trôi.

Người dân đứng chờ đầu cầu treo để nhờ người đu dây qua cầu mua nhu yếu phẩm hàng ngày.

Người dân đứng chờ đầu cầu treo để nhờ người đu dây qua cầu mua nhu yếu phẩm hàng ngày.

Mỗi ngày, anh Cháng Mí Páo đều phải đu dây cầu sang bên kia suối để đi làm, Páo kể: "Đi qua cầu sợ lắm, nước suối chảy xiết, nhưng vẫn phải đi thôi, không còn đường nào khác. Nhiều người già, phụ nữ không qua được thì nhờ đàn ông trong xóm đi mua hộ các thứ cần thiết cho sinh hoạt gia đình, sợ nhất là có người ốm đau phải đi bệnh viện thì không biết đi đường nào".

Mỗi ngày, anh Cháng Mí Páo đều phải đu dây cầu sang bên kia suối để đi làm, Páo kể: "Đi qua cầu sợ lắm, nước suối chảy xiết, nhưng vẫn phải đi thôi, không còn đường nào khác. Nhiều người già, phụ nữ không qua được thì nhờ đàn ông trong xóm đi mua hộ các thứ cần thiết cho sinh hoạt gia đình, sợ nhất là có người ốm đau phải đi bệnh viện thì không biết đi đường nào".

Người dân Lũng Cáng thu hoạch những đám ruộng vừa bị nước lũ tràn qua.

Người dân Lũng Cáng thu hoạch những đám ruộng vừa bị nước lũ tràn qua.

Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Hoàng Thanh Tịnh (bên phải) kiểm tra, chỉ đạo xã Thuận Hòa huy động lực lượng làm cầu tạm cho người dân qua suối, đảm bảo ổn định cuộc sống trong thời gian chờ huyện kêu gọi, đầu tư xây dựng cầu kiên cố.

Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Hoàng Thanh Tịnh (bên phải) kiểm tra, chỉ đạo xã Thuận Hòa huy động lực lượng làm cầu tạm cho người dân qua suối, đảm bảo ổn định cuộc sống trong thời gian chờ huyện kêu gọi, đầu tư xây dựng cầu kiên cố.

Lãnh đạo xã Thuận Hòa và các đơn vị khảo sát xây dựng cầu tạm giúp người dân ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo xã Thuận Hòa và các đơn vị khảo sát xây dựng cầu tạm giúp người dân ổn định cuộc sống.

Người dân Lũng Cáng có nhiều điều ước, nhưng điều ước lớn nhất lúc này của họ là sớm có cây cầu kiên cố qua suối để cuộc sống trở lại bình thường.

Người dân Lũng Cáng có nhiều điều ước, nhưng điều ước lớn nhất lúc này của họ là sớm có cây cầu kiên cố qua suối để cuộc sống trở lại bình thường.

Phóng sự ảnh: BIỆN LUÂN

Nguồn Hà Giang: http://baohagiang.vn/xa-hoi/202406/cau-treo-doc-dao-bi-lu-cuon-hon-120-ho-dan-lung-cang-lung-buong-bi-chia-cat-89b5b27/