'Cây ATM gạo' miễn phí đầu tiên tại Hà Nội

Chứng kiến nhiều gia đình nghèo bị 'đứt bữa' do dịch Covid-19, ông Hùng cùng nhóm bạn đã quyết tâm thiết kế một máy phát tự động và bỏ tiền mua 3 tấn gạo miễn phí cho người nghèo.

 Khoảng 9h ngày 11/4, khá đông người tới Trung tâm Thể thao - Văn hóa phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, xếp hàng cách nhau 2 mét để nhận gạo miễn phí từ một nhà hảo tâm.

Khoảng 9h ngày 11/4, khá đông người tới Trung tâm Thể thao - Văn hóa phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, xếp hàng cách nhau 2 mét để nhận gạo miễn phí từ một nhà hảo tâm.

 Chương trình phát gạo miễn phí cho người nghèo gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19 được ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng đội ngũ tình nguyện viên tổ chức. Khác với các điểm phát thức ăn từ thiện khác ở Hà Nội, ông Hùng cùng nhóm đã chế tạo ra một thiết bị điện tử, phát gạo tự động. Trong ảnh, bồn nước inox được cải tạo thành "máy ATM gạo" khá độc đáo.

Chương trình phát gạo miễn phí cho người nghèo gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19 được ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng đội ngũ tình nguyện viên tổ chức. Khác với các điểm phát thức ăn từ thiện khác ở Hà Nội, ông Hùng cùng nhóm đã chế tạo ra một thiết bị điện tử, phát gạo tự động. Trong ảnh, bồn nước inox được cải tạo thành "máy ATM gạo" khá độc đáo.

 Trưởng nhóm từ thiện cho biết từ lúc lên ý tưởng, kiếm nguyên liệu, sản xuất và đưa vào sử dụng chỉ trong 2 ngày. "Tôi thấy trong TP.HCM người ta sản xuất được máy phát gạo tự động hay quá, rất tiện lợi cho người nghèo nên nghĩ mình cũng phải làm ngay, đưa được gạo, cơm cho mọi người". Chiếc máy này sẽ tự động đổ gạo xuống khi người cần lấy dẫm vào một chiếc pedal bên dưới, mỗi lần phát ra 3 kg.

Trưởng nhóm từ thiện cho biết từ lúc lên ý tưởng, kiếm nguyên liệu, sản xuất và đưa vào sử dụng chỉ trong 2 ngày. "Tôi thấy trong TP.HCM người ta sản xuất được máy phát gạo tự động hay quá, rất tiện lợi cho người nghèo nên nghĩ mình cũng phải làm ngay, đưa được gạo, cơm cho mọi người". Chiếc máy này sẽ tự động đổ gạo xuống khi người cần lấy dẫm vào một chiếc pedal bên dưới, mỗi lần phát ra 3 kg.

 Người dân đến lấy gạo đứng cách nhau 2 mét theo yêu cầu. Ông Hùng (áo cam) đang hướng dẫn và bày tỏ lý do thực hiện chương trình này: "Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Mọi người ai cần thì đến lấy. Nhưng nhớ hãy đứng đúng ô, giữ đúng khoảng cách 2 mét theo quy định của Bộ Y tế, để đảm bảo an toàn". Ngoài ra, ông liên tục nhờ bà con chia sẻ đến hàng xóm, những người khó khăn biết đến địa điểm từ thiện này.

Người dân đến lấy gạo đứng cách nhau 2 mét theo yêu cầu. Ông Hùng (áo cam) đang hướng dẫn và bày tỏ lý do thực hiện chương trình này: "Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Mọi người ai cần thì đến lấy. Nhưng nhớ hãy đứng đúng ô, giữ đúng khoảng cách 2 mét theo quy định của Bộ Y tế, để đảm bảo an toàn". Ngoài ra, ông liên tục nhờ bà con chia sẻ đến hàng xóm, những người khó khăn biết đến địa điểm từ thiện này.

 Trước khi vào nhận gạo, mọi người sẽ phải khai báo danh tính, địa chỉ và sát khuẩn tay. Khẩu trang y tế cũng được chuẩn bị để phát miễn phí. Thành viên trong nhóm cho biết việc yêu cầu người dân khai báo để dễ dàng kiểm soát đề phòng có trường hợp dương tính với virus corona.

Trước khi vào nhận gạo, mọi người sẽ phải khai báo danh tính, địa chỉ và sát khuẩn tay. Khẩu trang y tế cũng được chuẩn bị để phát miễn phí. Thành viên trong nhóm cho biết việc yêu cầu người dân khai báo để dễ dàng kiểm soát đề phòng có trường hợp dương tính với virus corona.

 Chị Đỗ Minh Nguyệt biết tới địa điểm phát gạo nhờ xem được bài chia sẻ trên mạng. "Tôi cảm thấy rất vui. Khoảng thời gian này thật sự khó khăn với gia đình tôi". Được biết, chị Nguyệt và chồng phải nuôi 3 con nhỏ. Ông xã nhà chị là lao động tự do, từ ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chồng chị mất việc làm, gia đình cũng mất đi nguồn thu nhập chính.

Chị Đỗ Minh Nguyệt biết tới địa điểm phát gạo nhờ xem được bài chia sẻ trên mạng. "Tôi cảm thấy rất vui. Khoảng thời gian này thật sự khó khăn với gia đình tôi". Được biết, chị Nguyệt và chồng phải nuôi 3 con nhỏ. Ông xã nhà chị là lao động tự do, từ ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chồng chị mất việc làm, gia đình cũng mất đi nguồn thu nhập chính.

 Trong hàng người xếp hàng hầu hết đều là người già, cao tuổi, một số ít là những người trung tuổi. Họ đều là những người làm việc tự do, vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà mất việc, phải sống nhờ những đồng tiền tiết kiệm và dựa vào những điểm phát thức ăn như này. Bà Lý (78 tuổi, ở Nghĩa Tân, người trong ảnh) được hàng xóm thông báo tới để nhận gạo. Bà có một hàng bán vàng mã để kiếm kế sinh nhai hàng ngày nhưng từ ngày bùng dịch Covid-19, cửa hàng phải đóng cửa, bà đành kiếm từng đồng bằng gánh rau ở chợ để nuôi gia đình 4 người. "Nhà tôi 5 người, một người chạy thận, 2 người tâm thần, người còn lại cũng ốm yếu suốt ngày, túi gạo này đối với tôi thật sự quý giá", bà Lý nói.

Trong hàng người xếp hàng hầu hết đều là người già, cao tuổi, một số ít là những người trung tuổi. Họ đều là những người làm việc tự do, vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà mất việc, phải sống nhờ những đồng tiền tiết kiệm và dựa vào những điểm phát thức ăn như này. Bà Lý (78 tuổi, ở Nghĩa Tân, người trong ảnh) được hàng xóm thông báo tới để nhận gạo. Bà có một hàng bán vàng mã để kiếm kế sinh nhai hàng ngày nhưng từ ngày bùng dịch Covid-19, cửa hàng phải đóng cửa, bà đành kiếm từng đồng bằng gánh rau ở chợ để nuôi gia đình 4 người. "Nhà tôi 5 người, một người chạy thận, 2 người tâm thần, người còn lại cũng ốm yếu suốt ngày, túi gạo này đối với tôi thật sự quý giá", bà Lý nói.

Bà Trần Thị Lành (62 tuổi) bị bệnh ung thư, trên cổ vẫn chằng chịt những băng bông y tế điều trị bệnh. Hàng ngày, bà nhặt rác, ve chai bán kiếm từng đồng lẻ. "Tôi cảm thấy vô cùng ấm lòng và được động viên", người phụ nữ tâm sự.

Bà Trần Thị Lành (62 tuổi) bị bệnh ung thư, trên cổ vẫn chằng chịt những băng bông y tế điều trị bệnh. Hàng ngày, bà nhặt rác, ve chai bán kiếm từng đồng lẻ. "Tôi cảm thấy vô cùng ấm lòng và được động viên", người phụ nữ tâm sự.

Ngay trong sáng cùng ngày, ngoài 3 tấn gạo được ban tổ chức tự góp mua, không ít người từ xa cũng mang gạo tới ủng hộ. Trong ảnh, một xe tải 2 tấn gạo được một người từ trong TP.HCM đặt, nhờ chuyển tới cho ban tổ chức, ủng hộ người dân nghèo.

 Chương trình phát gạo tự động miễn phí diễn ra từ 8h-12h và từ 13h-17h hàng ngày. Ban tổ chức dự kiến số gạo hiện tại sẽ phát đủ đến ngày 30/4. "Nếu được mọi người góp gạo, dù chỉ 1 kg, chúng tôi cũng quý, bởi đó là tấm lòng", ông Hùng, trưởng nhóm từ thiện nói.

Chương trình phát gạo tự động miễn phí diễn ra từ 8h-12h và từ 13h-17h hàng ngày. Ban tổ chức dự kiến số gạo hiện tại sẽ phát đủ đến ngày 30/4. "Nếu được mọi người góp gạo, dù chỉ 1 kg, chúng tôi cũng quý, bởi đó là tấm lòng", ông Hùng, trưởng nhóm từ thiện nói.

3 kg mỗi ngày từ máy ATM gạo miễn phí đầu tiên tại Hà Nội Máy ATM gạo được nhóm từ thiện lên ý tưởng thiết kế và hoàn thiện chỉ trong 48 giờ nhằm hỗ trợ cho người dân trong mùa dịch Covid-19.

Hải Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cay-atm-gao-mien-phi-dau-tien-tai-ha-noi-post1071662.html