Cây lẻ bóng, cây dự trữ nước cho dân làng: Những loài cây kỳ lạ hay 'kiệt tác' của tự nhiên

Những hình ảnh đây chắc hẳn sẽ khiến bạn phải thốt lên ngạc nhiên về sức sống và sự hùng vĩ của những loài cây kỳ lạ trong thế giới tự nhiên.

 Những bức ảnh tuyệt đẹp dưới đây nằm trong cuốn sách Wise Trees do hai nhiếp ảnh gia Diane Cook và Len Jenshel thực hiện. Họ đã dành khoảng hai năm để vòng quanh thế giới, ghi lại hình ảnh của 59 loài cây đẹp, hùng vĩ và lâu đời nhất thế giới.

Những bức ảnh tuyệt đẹp dưới đây nằm trong cuốn sách Wise Trees do hai nhiếp ảnh gia Diane Cook và Len Jenshel thực hiện. Họ đã dành khoảng hai năm để vòng quanh thế giới, ghi lại hình ảnh của 59 loài cây đẹp, hùng vĩ và lâu đời nhất thế giới.

 Great Basin Bristlecone Pines hay còn được gọi là Pinus longaeva được xem là cây có niên đại lâu nhất trên Trái đất. Hai cây thông Bristlecone này được tìm thấy tại Rừng Quốc gia Inyo ở bang California, Hoa Kỳ. Cho đến nay, nó là loài thực vật đã trải qua hơn 5.000 năm hiện diện trên hành tinh xanh.

Great Basin Bristlecone Pines hay còn được gọi là Pinus longaeva được xem là cây có niên đại lâu nhất trên Trái đất. Hai cây thông Bristlecone này được tìm thấy tại Rừng Quốc gia Inyo ở bang California, Hoa Kỳ. Cho đến nay, nó là loài thực vật đã trải qua hơn 5.000 năm hiện diện trên hành tinh xanh.

 “Sweet Shop Tree” là tên gọi của một cửa hàng kinh doanh bánh ngọt tại Varanasi, Ấn Độ. Sở dĩ người chủ Yadaw đặt tên như vậy là do cửa hàng xây dựng quanh gốc bồ đề, một trong những loại cây thiêng liêng nhất của Ấn Độ. Gia đình Yadaw đã dành một khoảng thời gian cầu nguyện trước khi được “cho phép” xây dựng. Cuốn sách Wise Trees đã miêu tả về loại cây này như sau: “Trong nhiều thế kỷ, các bộ phận của cây bồ đề được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để tạo ra nhiều loại thuốc như giảm đau, hạ sốt, kháng sinh và một số loại khác“.

“Sweet Shop Tree” là tên gọi của một cửa hàng kinh doanh bánh ngọt tại Varanasi, Ấn Độ. Sở dĩ người chủ Yadaw đặt tên như vậy là do cửa hàng xây dựng quanh gốc bồ đề, một trong những loại cây thiêng liêng nhất của Ấn Độ. Gia đình Yadaw đã dành một khoảng thời gian cầu nguyện trước khi được “cho phép” xây dựng. Cuốn sách Wise Trees đã miêu tả về loại cây này như sau: “Trong nhiều thế kỷ, các bộ phận của cây bồ đề được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để tạo ra nhiều loại thuốc như giảm đau, hạ sốt, kháng sinh và một số loại khác“.

 Cây pohutukawa lẻ bóng trên một vách đá tại Cape Reinga, điểm cực bắc của New Zealand. Những người Maori bản xứ gọi loài cây là “nơi siêu thoát của linh hồn”, bởi họ tin rằng linh hồn của những người quá cố sẽ theo dấu gốc rễ cây pohutukawa để tìm về với tổ tiên. Theo Wiss Trees, thân cây này đã trụ vững trên mỏm đá 800 năm, bất chấp sóng to, gió lớn.

Cây pohutukawa lẻ bóng trên một vách đá tại Cape Reinga, điểm cực bắc của New Zealand. Những người Maori bản xứ gọi loài cây là “nơi siêu thoát của linh hồn”, bởi họ tin rằng linh hồn của những người quá cố sẽ theo dấu gốc rễ cây pohutukawa để tìm về với tổ tiên. Theo Wiss Trees, thân cây này đã trụ vững trên mỏm đá 800 năm, bất chấp sóng to, gió lớn.

 “Cây giày dép” khoe dáng trên xa lộ 395 ở California, Mỹ. Trên thực tế, nó là một cây bách xù. Không rõ ai là người khởi xướng việc treo giày trên thân cây, chỉ biết hành động này đã được thực hiện từ hàng thập kỷ trước. Lượng giày dép được treo lên cây nhiều đến mức Cơ quan Giao thông bang California yêu cầu lệnh tháo bớt xuống để tránh gãy cây.

“Cây giày dép” khoe dáng trên xa lộ 395 ở California, Mỹ. Trên thực tế, nó là một cây bách xù. Không rõ ai là người khởi xướng việc treo giày trên thân cây, chỉ biết hành động này đã được thực hiện từ hàng thập kỷ trước. Lượng giày dép được treo lên cây nhiều đến mức Cơ quan Giao thông bang California yêu cầu lệnh tháo bớt xuống để tránh gãy cây.

 Cây sồi này đã chứng kiến nhiều trận đấu súng và kiếm từ thế kỷ 19. Năm 1834 và 1844, các buổi đấu tay đôi đã diễn ra tại đây mỗi ngày.

Cây sồi này đã chứng kiến nhiều trận đấu súng và kiếm từ thế kỷ 19. Năm 1834 và 1844, các buổi đấu tay đôi đã diễn ra tại đây mỗi ngày.

 Cây bao báp, tên tiếng Anh là Derby Boab, thường được thổ dân khu vực Kimberley, phía Tây Australia sử dụng như một nguồn dự trữ nước trong mùa khô. Một cây bao báp trưởng thành có thể chứa gần 100 lít nước. Nó cũng là chốn nghỉ chân, thậm chí là nơi cất giữ xương người chết. Cây Derby Boab trên được cho là đã có tuổi đời 1.500 năm.

Cây bao báp, tên tiếng Anh là Derby Boab, thường được thổ dân khu vực Kimberley, phía Tây Australia sử dụng như một nguồn dự trữ nước trong mùa khô. Một cây bao báp trưởng thành có thể chứa gần 100 lít nước. Nó cũng là chốn nghỉ chân, thậm chí là nơi cất giữ xương người chết. Cây Derby Boab trên được cho là đã có tuổi đời 1.500 năm.

 Gốc cây Discovery trong công viên Calaveras của California, Mỹ. Phần thân của nó đã bị chặt hạ chỉ một năm sau khi được phát hiện. Theo tính toán, cây này đã sống được 1.200 năm. Từ sau khi cây bị đốn hạ, chính quyền bang California đã triển khai nhiều chiến dịch bảo vệ cây trồng quý giá và lâu năm.

Gốc cây Discovery trong công viên Calaveras của California, Mỹ. Phần thân của nó đã bị chặt hạ chỉ một năm sau khi được phát hiện. Theo tính toán, cây này đã sống được 1.200 năm. Từ sau khi cây bị đốn hạ, chính quyền bang California đã triển khai nhiều chiến dịch bảo vệ cây trồng quý giá và lâu năm.

 Thân cây này có tên Tomb Raider, mọc ở Siem Reap, Campuchia. Năm 2001, nó từng xuất hiện trong bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Angelina Jolie. Phần rễ của cây bao trọn ngôi đền Ta Prohm.

Thân cây này có tên Tomb Raider, mọc ở Siem Reap, Campuchia. Năm 2001, nó từng xuất hiện trong bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Angelina Jolie. Phần rễ của cây bao trọn ngôi đền Ta Prohm.

 Cây Banyan tại ngôi làng Asahduren, phía tây Bali, Ấn Độ, đặc biệt ở chỗ nó tạo thành một cánh cổng đủ rộng cho hai chiếc xe cùng đi qua. Những tín đồ theo đạo Hindu đã nghiêm cấm việc chặt cây thiêng này, khi người ta có ý định chặt đi để xây dựng đường mới.

Cây Banyan tại ngôi làng Asahduren, phía tây Bali, Ấn Độ, đặc biệt ở chỗ nó tạo thành một cánh cổng đủ rộng cho hai chiếc xe cùng đi qua. Những tín đồ theo đạo Hindu đã nghiêm cấm việc chặt cây thiêng này, khi người ta có ý định chặt đi để xây dựng đường mới.

 Gốc cây khổng lồ El Arbol del Tule ở Oaxaca, Mexico. Phần thân cây có đường kính gần 43 mét. Nó được cho là khoảng 1.200 - 3.000 năm tuổi. Người Mexico bản xứ coi đây là nguồn gốc của niềm tự hào về văn hóa, nên thường thờ cúng gốc cây này.

Gốc cây khổng lồ El Arbol del Tule ở Oaxaca, Mexico. Phần thân cây có đường kính gần 43 mét. Nó được cho là khoảng 1.200 - 3.000 năm tuổi. Người Mexico bản xứ coi đây là nguồn gốc của niềm tự hào về văn hóa, nên thường thờ cúng gốc cây này.

Ngọc Bích (Theo Daily Mail)

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/cay-le-bong-cay-du-tru-nuoc-cho-dan-lang-nhung-loai-cay-ky-la-hay-kiet-tac-cua-tu-nhien-1913019.html