Cây táo của Newton hiện giờ ra sao?
Cây táo lừng danh giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn là chủ đề thu hút các nhà sinh học.
Trong khu vườn trước dinh thự ở Lincolnshire của nhà bác học Isaac Newton, cây táo lừng danh 400 tuổi - vốn được cho là giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn vẫn sinh trưởng bình thường thậm chí còn trổ hoa và kết quả.
Cây táo của Newton có vị trí đặc biệt trong lịch sử khoa học.
Giai thoại về Newton và quả táo rơi là một trong những phiên bản nổi tiếng nhất, không chỉ trong giới khoa học mà với toàn nhân loại.
Năm 1665, sau khi tốt nghiệp, Newton cùng gia đình đến dinh thự ở Woolsthorpe, Lincolnshire (Anh) để tránh đợt dịch hạch bùng phát.
Theo đó, thiên tài người Anh bị một quả táo rơi trúng đầu trong lúc đang trầm tư ngồi dưới gốc cây vào năm 1666.
Khi đó ông có chỉ vào một quả táo trên cành cây làm ví dụ, và hỏi tại sao quả táo lại rơi xuống đất khi nó rụng khỏi cành, thay vì bay ngược lên. Newton khẳng định rằng trái đất hút quả táo bằng một lực chưa được biết đến.
Từ đó ông khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Thậm chí, giai thoại này còn được đưa vào nội dung sách giáo khoa của nhiều quốc gia.
Liệu câu chuyện về quả táo có thật hay không?
Câu hỏi này được chính Newton trả lời, ông khẳng định học thuyết của mình nảy mầm từ việc thấy một quả táo rơi khi ở tại Woolsthorpe. Thế nhưng chẳng có quả táo nào rơi vào đầu của nhà thiên tài lẫy lừng cả.
Trên thực tế Newton tìm hiểu về đề tài lực hấp dẫn khi mới ngoài 20 tuổi. Những phát minh của nhà thiên tài về trọng lực là kết quả của nhiều lần nghiên cứu, chứ không chỉ nhờ khoảnh khắc táo rơi trúng đầu.
Cây táo này có một lịch sử lâu dài và thú vị.
Nó là cây táo có thực được trồng vào khoảng năm 1650, thế nhưng vào năm 1816, một cơn bão đã đánh đổ cây, tuy nhiên nó không hề bị lật gốc mà vẫn trổ hoa đơm trái như bình thường.
Sau đấy cây táo trở nên nổi tiếng nhờ danh tiếng của Newton. Từ đó, cây táo trở thành một biểu tượng kinh điển trong lịch sử và giới khoa học.
Những hậu duệ trồng từ hạt giống của cây táo Flower of Kent hiếm gặp thời nay được đưa đi khắp nơi trên thế giới.
Một cây được trồng ở cao đẳng Trinity, Cambridge. Số khác được đưa đến đài thiên văn Parkes tại Australia, hay Viện công nghệ Massachusetts, trừ Nam Cực.
Cây táo của Newton có quả to, màu đỏ pha xanh, nhưng hương vị không có gì đặc biệt, chủ yếu được dùng để nấu ăn
Thậm chí, những hạt giống từ cây còn được đem lên trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2016, khiến đây là một trong những cây đi xa nhất lịch sử nhân loại.
Thế nhưng, cây táo Newton đang phải đối mặt nguy cơ chết dần chết mòn do ô nhiễm môi trường.
Nguyên Anh (Nguồn Live Science/Todayinsci)
Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cay-tao-cua-newton-hien-gio-ra-sao-a491319.html