Cha mẹ có được ủy quyền cho con lập di chúc thay?

Cha mẹ già yếu muốn để lại tài sản cho người thân thì có được ủy quyền cho con lập di chúc không, điều luật nào quy định?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, theo đó bên ủy quyền sẽ giao các công việc cho bên được ủy quyền nhân danh mình thực hiện trong phạm vi ủy quyền và thời gian ủy quyền nhất định, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu ủy quyền là việc mà một cá nhân hay pháp nhân có sự thỏa thuận sẽ nhân danh cho một cá nhân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch dân sự thay mình trong một phạm vi và thời hạn mà giữa hai bên thỏa thuận.

Tuy nhiên, với trường hợp cha mẹ ủy quyền cho con lập di chúc thì phải áp dụng theo Khoản 1, Điều 48 Luật Công chứng năm 2014.

Cụ thể, trường hợp người lập di chúc muốn lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Điều này đồng nghĩa với việc không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc thay mình.

Cha mẹ không được ủy quyền cho con lập di chúc thay.

Cha mẹ không được ủy quyền cho con lập di chúc thay.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên đến trực tiếp tại nơi ở của mình để lập di chúc. Trình tự thủ tục lập di chúc tại nhà ở của người lập di chúc được tiến hành giống với thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự.

Do đó, bố mẹ giá yàu, không thể đi lại thì có thể yêu cầu công chứng viên đến nhà để lập di chúc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lập di chúc không thể ủy quyền cho con lập di chúc và đi công chứng di chúc thay mình được mà phải trực tiếp thực hiện.

Châu Thư

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cha-me-co-duoc-uy-quyen-cho-con-lap-di-chuc-thay-ar906620.html