Chăm hoa tết sau bão lũ

Những ngày này, người trồng hoa ở xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đang tất bật chăm hoa tết sau bão lũ. Năm nay, số hoa tết ở vựa hoa giảm 20-30% so với năm ngoái.

Do ảnh hưởng bão lũ vừa qua, các chậu hoa cúc, hoa hồng… có hiện tượng nấm mốc, vàng lá, hư hại. Nhiều chủ vườn ở xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đang khẩn trương chăm sóc lại chậu hoa cảnh.

Nỗ lực cứu chậu hoa cúc bị héo, nấm lá, vàng lá, hư hại được thực hiện khẩn trương. Mỗi ngày, các chủ vườn đều phải ngắt bỏ từng cành lá vàng úa, phun thuốc, rải vôi để hạn chế sinh nấm sau bão lũ.

Bà Bùi Thị Túc (xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) cho biết: “Năm nay, nhà tôi trồng 500 chậu cúc đã được 3 tháng, nhưng do bão lũ, cúc bị ngâm nước. Hiện nay, cây bị nấm, vàng héo, cháy lá rất nhiều. Gia đình phải nhặt từng lá úa, ráng chăm cây để bán dịp tết”.

Đa số các nhà vườn tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi gặp tình trạng chậu cúc bị vàng lá, héo úa sau bão lũ kéo dài. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Đa số các nhà vườn tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi gặp tình trạng chậu cúc bị vàng lá, héo úa sau bão lũ kéo dài. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhà vườn bà Nguyễn Thị Thiệu (xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) trồng 300 chậu hoa cúc. Mặc dù, bà Thiệu đã dùng cách kê cao chậu hoa tránh lũ nhưng do lượng mưa kéo dài nên cúc bị hư hỏng, gãy cành, phần lá cúc bị héo úa. Đang cắm cọc tre để định hình chậu hoa cúc, không khỏi lo lắng, bà Thiệu nói: “Năm nay, mưa bão liên miên, chi phí tăng, chậu bị hư hại, sợ hoa lại không đẹp bằng năm ngoái nên chúng tôi lại càng lo lắng hơn".

Năm nay, các nhà vườn đã chủ động phòng chống bão lũ bằng cách kê cao chậu cúc. Tuy nhiên, hoa cúc rất dễ sinh bệnh khi thời tiết thay đổi.

Bà Thiệu chia sẻ: “Theo kinh nghiệm người trồng hoa ở vùng ven sông, khi bão thì đưa chậu cúc xuống đất, còn lũ lụt thì kê chậu cao lên để tránh thiệt hại hoàn toàn, nhưng do mưa kéo dài nên cúc bị hư".

Người trồng hoa phải nhặt từng lá vàng úa, hư hại trên cây cúc để cứu cây sau bão lũ. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Người trồng hoa phải nhặt từng lá vàng úa, hư hại trên cây cúc để cứu cây sau bão lũ. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo các nhà vườn, năm trước, những chậu cúc đẹp, chậu trung bình có giá 120.000-150.000 đồng/chậu, các loại chậu cúc lớn có đường kính hoa từ 80cm trở lên thì giá cao hơn đến 300.000-400.000 đồng/chậu tại vườn. Tuy nhiên, tình hình thời tiết bất lợi và thị trường sau dịch Covid-19 nhiều biến động nên người trồng hoa rất lo lắng về giá mua của thương lái.

Bà Võ Thị Thịnh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp, cho biết: “Người trồng lo lắng vì năm nay kinh tế chung suy giảm, thị trường ảnh hưởng nên nhu cầu mua hoa cũng giảm theo. Vì vậy, người dân đã trồng ít lại, bình quân chỉ 300 chậu/nhà vườn”. Năm nay, các nhà vườn tại làng hoa Nghĩa Hiệp đã giảm 20-30% số lượng chậu so với năm ngoái, số hộ giảm từ 700 xuống chỉ còn 500 hộ đang trồng hoa cảnh tết.

Mưa bão lũ xảy ra đã khiến 7.800 chậu hoa cảnh trên toàn tỉnh Quảng Ngãi bị thiệt hại. Theo kinh nghiệm người trồng hoa xã Nghĩa Hiệp, phải chờ qua 23-10 âm lịch, tức đầu tháng 12 dương lịch mới có thể tạm ngưng ảnh hưởng thời tiết. Lúc đó, các nhà vườn tăng nhân công, phân bón để đẩy nhanh chăm sóc cây cảnh.

>> Vật vã với hoa tết ở làng hoa Nghĩa Hiệp (Ảnh: NGUYỄN TRANG)

Người dân chăm lại chậu cúc đang bị vàng lá, héo úa do mưa kéo dài. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Người dân chăm lại chậu cúc đang bị vàng lá, héo úa do mưa kéo dài. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Từng chậu hoa được người trồng hoa kê cao để chống lũ khi nước sông Vệ dâng cao. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Từng chậu hoa được người trồng hoa kê cao để chống lũ khi nước sông Vệ dâng cao. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Họ đã dùng những chiếc ghế nhựa, thùng sơn cũ để bảo vệ từng chậu hoa khi cơn bão quét qua. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Họ đã dùng những chiếc ghế nhựa, thùng sơn cũ để bảo vệ từng chậu hoa khi cơn bão quét qua. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhưng mưa kéo dài đã gây tình trạng ngậm nước, hoa cảnh rất dễ sinh bệnh khi thời tiết thay đổi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhưng mưa kéo dài đã gây tình trạng ngậm nước, hoa cảnh rất dễ sinh bệnh khi thời tiết thay đổi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Cắm cọc để định hình chậu hoa cúc, tích cực chăm sóc để chậu hoa phát triển tốt. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Cắm cọc để định hình chậu hoa cúc, tích cực chăm sóc để chậu hoa phát triển tốt. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nghề trồng cúc đối với người dân xã Nghĩa Hiệp là nguồn kinh tế chủ yếu của cả năm và đây là vựa hoa lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, cung cấp nguồn hàng đi khắp các tỉnh thành. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nghề trồng cúc đối với người dân xã Nghĩa Hiệp là nguồn kinh tế chủ yếu của cả năm và đây là vựa hoa lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, cung cấp nguồn hàng đi khắp các tỉnh thành. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Thị trường biến động khiến người trồng lo lắng, sợ mức độ tiêu thụ giảm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Thị trường biến động khiến người trồng lo lắng, sợ mức độ tiêu thụ giảm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Những vườn hoa hồng đang được chăm sóc trở lại sau mưa bão. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Những vườn hoa hồng đang được chăm sóc trở lại sau mưa bão. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Một vườn ươm hoa hồng đang khoe sắc, sau đó sẽ được cắt đọt hoa để thân cây phát triển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Một vườn ươm hoa hồng đang khoe sắc, sau đó sẽ được cắt đọt hoa để thân cây phát triển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Người trồng hoa hy vọng năm nay giá hoa sẽ bằng năm ngoái để người dân có cái tết đủ đầy. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Người trồng hoa hy vọng năm nay giá hoa sẽ bằng năm ngoái để người dân có cái tết đủ đầy. Ảnh: NGUYỄN TRANG

NGUYỄN TRANG

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/cham-hoa-tet-sau-bao-lu-699125.html