Chấn chỉnh hoạt động biến tướng trong Lễ hội làm Chay ở Long An

Tạt nước, bột mì vào người đi đường khiến nhiều người đi đường trượt ngã; thanh thiếu niên tham gia Lễ hội làm Chay mặc đồ phản cảm, thiếu văn minh, hóa trang ma quỷ làm mất đi giá trị truyền thống của lễ hội nên UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã ra văn bản chấn chỉnh những hoạt động biến tướng này…

“Lễ hội làm Chay” là lễ hội truyền thống được tổ chức vào 3 ngày (14-16 tháng Giêng) hàng năm tại đình Tân Xuân, Linh Phước tự, chùa Ông và chợ Tầm Vu (thuộc thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Lễ hội được tổ chức với mục đích khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đất nước an bình.

"Lễ hội làm Chay" thu hút hàng chục ngàn người tham gia.

"Lễ hội làm Chay" thu hút hàng chục ngàn người tham gia.

Lễ hội có nguồn gốc từ sự kiện Pháp xử bắn 2 chí sĩ yêu nước trong vùng, sau đó quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương. Cùng thời điểm này dịch bệnh hoành hành, mùa màng thất bát, nhân dân thị trấn Tầm Vu mượn cớ làm trai đàn để xua đuổi côn trùng nhưng mục đích là làm trai đàn cho các chiến sĩ cách mạng yêu nước. Do đó lễ hội còn thể hiện sự hòa hợp dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống và bản sắc của địa phương.

Nhiều người hóa trang phản cảm trong phần hội trên đường phố.

Nhiều người hóa trang phản cảm trong phần hội trên đường phố.

Hình ảnh này làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lễ hội.

Hình ảnh này làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lễ hội.

Năm 2015, Lễ hội làm Chay này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng Giêng, lễ hội thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự với nhiều trò chơi dân gian (bắt vịt thả sông, biểu diễn lân sư rồng...) xô giàn tranh lộc và đặc biệt là lễ “đốt ông Tiêu” diễn ra vào 0h đêm.

Những năm gần đây, trong phần hội, nhiều hoạt động biến tướng đã diễn ra gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông trong lễ hội gây bức xúc trong dư luận. Một trong những biến tướng đó là nhiều nhà dân chuẩn bị sẵn nước, bột mì, chất bẩn… để tạt, ném vào người, phương tiện đi theo Đoàn Chiêu U làm mất vệ sinh, gây nguy hiểm cho những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Những hình ảnh này sẽ bị xử lý trong Lễ hội làm Chay 2025.

Những hình ảnh này sẽ bị xử lý trong Lễ hội làm Chay 2025.

Nhiều người khó chịu khi bị tạt nước, bột mì vào người khiến quần áo ướt sủng, bị té ngã vì nước và bột mì bị hoàn quyện vào nhau khiến đường trơn trượt. Những người này chủ yếu là người dân bình thường lưu thông trên tuyến đường đang diễn ra lễ hội mà không tham gia.

Việc xịt nước vào những người tham gia lễ hội sẽ bị cấm.

Việc xịt nước vào những người tham gia lễ hội sẽ bị cấm.

Nước và bột mì tạt vào người tham gia lễ hội khiến nhiều người bị trượt ngã trên đường.

Nước và bột mì tạt vào người tham gia lễ hội khiến nhiều người bị trượt ngã trên đường.

Ngoài ra, một số thanh thiếu niên hóa trang thành ma quỷ, mặc trang phục kỳ quái... không phù hợp với thuần phong mỹ tục, làm mất đi giá trị bản sắc dân tộc và ý nghĩa của ngày Lễ hội làm Chay. Nhiều người ăn mặc hở hang, phản cảm nhảy múa ca hát khiến người dân vây kín làm giao thông bị ùn ứ.

Việc chấn chỉnh lại hoạt động trong lễ hội phần nào đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường diễn ra Lễ hội làm Chay.

Việc chấn chỉnh lại hoạt động trong lễ hội phần nào đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường diễn ra Lễ hội làm Chay.

Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND huyện Châu Thành đã ra văn bản yêu cầu đơn vị tổ chức rà soát lại các điểm, nhà dân trước đây từng tham gia tạt nước, bột mì vào đoàn Chiêu U, yêu cầu viết cam kết không tạt nước dưới bất kỳ hình thức nào. Các đơn vị liên quan xử lý những trường hợp thiếu văn minh, văn hóa trong lúc tham gia lễ hội.

M.Đức

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/tieu-diem-van-hoa/chan-chinh-hoat-dong-bien-tuong-trong-le-hoi-lam-chay-o-long-an-i758799/