1. Metrodora (năm 200-400 sau CN): là nữ thầy thuốc cổ đại Hy Lạp, tác giả của cuốn sách y khoa "Các căn bệnh phụ nữ và liệu pháp chữa trị". Đây là cuốn y văn cổ nhất do một người phụ nữ viết nên. Thời kỳ đó, vai trò của phụ nữ vốn bị giới hạn trong ngành y.
Bà còn là nữ tác giả y học đầu tiên và chịu ảnh hưởng từ các công trình của Hippocrates (bậc thầy y học Hy Lạp năm 460-370 trước CN).
Cho tới nay, các tác phẩm của Metrodora vẫn được nhiều thầy thuốc trong suốt lịch sử tham khảo và ứng dụng. Bà trở thành một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hường thế giới trong lịch sử y học.
2. Gertrude Belle Elion (1918-1999) là một dược sĩ và nhà hóa sinh người Mỹ, đóng góp lớn cho sự ra đời của viên thuốc Purinethol, loại thuốc đầu tiên chữa bệnh máu trắng.
Bà theo đuổi ngành hóa học sau khi chứng kiến người ông của mình qua đời vì bệnh ung thư. Kể từ đó, bà đã nỗ lực tìm ra biện pháp chữa trị căn bệnh này, và phát triển nên 45 phương pháp điều trị khác nhau giúp hệ miễn dịch chống chọi với ung thư.
Năm 1988, Gertrude Belle Elion giành giải Nobel Y học cùng với George H Hitchins và Sir James Black nhờ phương pháp tiên phong trong thiết kế thuốc hợp lý, nhằm hiểu rõ mục tiêu của thuốc hơn là phương pháp thử và sai.
3. Marie Curie (1867-1934): Nhà khoa học, toán học người Ba Lan Marie Curie cùng với chồng mình đã phát hiện ra 2 nguyên tố quan trọng trong bảng tuần hoàn hóa học: polonium và radium. Công trình nghiên cứu này đã mở đường cho cho sự ra đời của tia X-quang, dẫn đến nhiều tiến bộ trong y học.
Ngày nay, những tiến bộ đạt được trong công nghệ X-quang cho phép chẩn đoán bệnh, đồng thời biện pháp xạ trị còn được sử dụng trong điều trị ung thư.
Marie Curie giành giải Nobel Vật lý vào năm 1903, và Nobel Hóa học vào năm 1911. Bà là người phụ nữ đầu tiên và người phụ nữ duy nhất từng hai lần giành giải Nobel.
4. Rosalyn Yalow (1921-2011) là một thầy thuốc giành giải Nobel Y học sau khi phát triển ra RIA, một kỹ thuật dùng để đo độ tập trung của các kháng nguyên như hormone trong cơ thể.
Kỹ thuật này được dùng để xét nghiệm máu phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm, như HIV/AIDS hay viêm gan. Nhờ có bà, mà thế giới trở nên an toàn hơn khi truyền máu.
Phát minh của bà đã mở đường cho việc truyền máu cứu người an toàn và hiệu quả. Sau đó, phương pháp này còn giúp các nhà khoa học chứng minh rằng, bệnh tiểu đường tuýp 2 là do cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách.
Xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền (Nguồn: Sức khỏe và Đời sống).
Thiên Trang (th)