Chân dung bộ trưởng đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp

Liệt sĩ Nguyễn Văn Tố là bộ trưởng đầu tiên và duy nhất của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 Nguyễn Văn Tố, hiệu là Ứng Hòe, sinh ngày 5/6/1889, trong gia đình nhà nho ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học Hán học, sau học Tây học, đỗ bằng Thành chung, làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Ảnh chân dung Nguyễn Văn Tố thời làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nguồn: Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Nguyễn Văn Tố, hiệu là Ứng Hòe, sinh ngày 5/6/1889, trong gia đình nhà nho ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học Hán học, sau học Tây học, đỗ bằng Thành chung, làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Ảnh chân dung Nguyễn Văn Tố thời làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nguồn: Viện Viễn Đông Bác Cổ.

 Với sự cần mẫn và năng lực vốn có, Nguyễn Văn Tố khẳng định và trở thành học giả uyên bác được các đồng nghiệp, cả người Pháp và người Việt nể phục. Trong ảnh, Nguyễn Văn Tố (hàng 2 từ phải qua) cùng các thành viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nguồn: Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Với sự cần mẫn và năng lực vốn có, Nguyễn Văn Tố khẳng định và trở thành học giả uyên bác được các đồng nghiệp, cả người Pháp và người Việt nể phục. Trong ảnh, Nguyễn Văn Tố (hàng 2 từ phải qua) cùng các thành viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nguồn: Viện Viễn Đông Bác Cổ.

 Nguyễn văn Tố viết bài cho nhiều báo, tạp chí và để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Ông còn là thành viên sáng lập, hoặc tham gia nhiều tổ chức khoa học như Hội Trí tri, Hội truyền bá Quốc ngữ... Ảnh Nguyễn Văn Tố (hàng thứ 3, thứ 6 từ phải sang) cùng các thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ trong bữa tiệc năm 1939. Nguồn: TTLTQG III.

Nguyễn văn Tố viết bài cho nhiều báo, tạp chí và để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Ông còn là thành viên sáng lập, hoặc tham gia nhiều tổ chức khoa học như Hội Trí tri, Hội truyền bá Quốc ngữ... Ảnh Nguyễn Văn Tố (hàng thứ 3, thứ 6 từ phải sang) cùng các thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ trong bữa tiệc năm 1939. Nguồn: TTLTQG III.

 Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Nguyễn Văn Tố làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ Lâm thời. Nguyễn Văn Tố đã dốc hết tâm trí lực của mình đóng góp cho Nhà nước Việt Nam mới. Ảnh Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đang trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) tại Lễ khai mạc “Tuần lễ vàng” ngày 17/9-24/9/1945 tại Nhà hát lớn. Nguồn: TTLTQG III.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Nguyễn Văn Tố làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ Lâm thời. Nguyễn Văn Tố đã dốc hết tâm trí lực của mình đóng góp cho Nhà nước Việt Nam mới. Ảnh Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đang trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) tại Lễ khai mạc “Tuần lễ vàng” ngày 17/9-24/9/1945 tại Nhà hát lớn. Nguồn: TTLTQG III.

 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa I (ngày 2/3/1946) đã nhất trí bầu Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tương đương Chủ tịch Quốc hội ngày nay). Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố (hàng đầu, thứ 8 từ trái sang) và các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa I. Nguồn: Quochoi.vn

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa I (ngày 2/3/1946) đã nhất trí bầu Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tương đương Chủ tịch Quốc hội ngày nay). Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố (hàng đầu, thứ 8 từ trái sang) và các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa I. Nguồn: Quochoi.vn

 Công văn số 898-QHTT ngày 12/8/1946 do Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tán thành dự án sắc lệnh phát hành đồng bạc giấy Việt Nam ở Bắc Trung bộ. Nguồn: TTLTQGIII.

Công văn số 898-QHTT ngày 12/8/1946 do Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tán thành dự án sắc lệnh phát hành đồng bạc giấy Việt Nam ở Bắc Trung bộ. Nguồn: TTLTQGIII.

 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa I (từ ngày 28/10 đến 10/11/1946) đã bầu ra Chính phủ Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nguyễn Văn Tố tham gia Chính phủ với cương vị mới: Bộ trưởng Không giữ bộ nào. Trong ảnh là các thành viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội Khóa I bầu. Nguyễn Văn Tố đứng hàng đầu (bên trái). Nguồn: TTLTQGIII.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa I (từ ngày 28/10 đến 10/11/1946) đã bầu ra Chính phủ Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nguyễn Văn Tố tham gia Chính phủ với cương vị mới: Bộ trưởng Không giữ bộ nào. Trong ảnh là các thành viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội Khóa I bầu. Nguyễn Văn Tố đứng hàng đầu (bên trái). Nguồn: TTLTQGIII.

 Chính phủ kháng chiến vừa thành lập được hơn một tháng, toàn quốc kháng chiến nổ ra. Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại Việt Bắc. Nguyễn Văn Tố được cử là Phó chủ tịch Ủy ban tản cư và di cư. Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc, ông bị địch bắt và hy sinh. Ảnh là Sắc lệnh số 8 ngày 22/01/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cử các thành viên vào Ủy ban Tản cư và di cư. Nguồn: TTLTQG III.

Chính phủ kháng chiến vừa thành lập được hơn một tháng, toàn quốc kháng chiến nổ ra. Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại Việt Bắc. Nguyễn Văn Tố được cử là Phó chủ tịch Ủy ban tản cư và di cư. Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc, ông bị địch bắt và hy sinh. Ảnh là Sắc lệnh số 8 ngày 22/01/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cử các thành viên vào Ủy ban Tản cư và di cư. Nguồn: TTLTQG III.

Minh Châu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/chan-dung-bo-truong-dau-tien-hy-sinh-trong-khang-chien-chong-phap-post1109292.html