Chân dung kẻ lừa đảo 'to gan lớn mật' 2 lần rao bán tháp Eiffel

Victor Lustig trở thành cái tên nổi tiếng lịch sử thế giới khi 2 lần rao bán tháp Eiffel - công trình biểu tượng của nước Pháp. Kẻ lừa đảo 'gan to bằng trời' này kiếm được khoản tiền lớn nhờ thực hiện trót lọt phi vụ trên.

Sinh ngày 4/1/1890 tại thị trấn Hostinne của Áo - Hung, Victor Lustig sớm bộc lộ sự thông minh, giỏi ăn nói và thành thạo nhiều ngoại ngữ. Khi lớn lên, gã trở thành kẻ lừa đảo xảo quyệt, giỏi dụ dỗ đối phương khiến nhiều người mắc bẫy.

Sinh ngày 4/1/1890 tại thị trấn Hostinne của Áo - Hung, Victor Lustig sớm bộc lộ sự thông minh, giỏi ăn nói và thành thạo nhiều ngoại ngữ. Khi lớn lên, gã trở thành kẻ lừa đảo xảo quyệt, giỏi dụ dỗ đối phương khiến nhiều người mắc bẫy.

Victor Lustig tự nhân là "Bá tước Victor Lustig" trong giới lừa đảo bởi y có nhiều "thành tích" khủng. Bằng những mánh lới lừa lọc tinh vi, nhiều người đã mất những khoản tiền lớn vào tay Lustig mà không hay biết.

Victor Lustig tự nhân là "Bá tước Victor Lustig" trong giới lừa đảo bởi y có nhiều "thành tích" khủng. Bằng những mánh lới lừa lọc tinh vi, nhiều người đã mất những khoản tiền lớn vào tay Lustig mà không hay biết.

Nổi tiếng nhất là việc kẻ lừa đảo Lustig 2 lần lừa bán tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp. Lần đầu là vào năm 1925. Khi ấy, một tờ báo ở Paris xuất bản bài viết nói về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tháp Eiffel sau hơn 30 năm tồn tại. Bài báo cũng nói về việc chính phủ Pháp đang cân nhắc tháo dỡ tháp bán sắt vụn thay vì tu sửa.

Nổi tiếng nhất là việc kẻ lừa đảo Lustig 2 lần lừa bán tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp. Lần đầu là vào năm 1925. Khi ấy, một tờ báo ở Paris xuất bản bài viết nói về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tháp Eiffel sau hơn 30 năm tồn tại. Bài báo cũng nói về việc chính phủ Pháp đang cân nhắc tháo dỡ tháp bán sắt vụn thay vì tu sửa.

Biết được thông tin này, Lustig làm giả mạo giấy tờ để bản thân trở thành quan chức trong chính phủ Pháp. Tiếp đến, gã hẹn gặp 5 nhà buôn sắt vụn lớn nhất thành phố để thương lượng vụ bán tháp Eiffel làm sắt phế liệu.

Biết được thông tin này, Lustig làm giả mạo giấy tờ để bản thân trở thành quan chức trong chính phủ Pháp. Tiếp đến, gã hẹn gặp 5 nhà buôn sắt vụn lớn nhất thành phố để thương lượng vụ bán tháp Eiffel làm sắt phế liệu.

Những nhà buôn sắt vụn này không hề nghi ngờ Lustig bởi y có những giấy tờ giả mạo như thật và hẹn gặp ở khách sạn Crillon sang trọng của Paris.

Những nhà buôn sắt vụn này không hề nghi ngờ Lustig bởi y có những giấy tờ giả mạo như thật và hẹn gặp ở khách sạn Crillon sang trọng của Paris.

Trong 5 nhà thầu, Lustig nhắm tới Andre Poisson vì người này chưa nắm bắt rõ tình hình Paris do mới đến đây làm ăn. Bằng tài ăn nói khéo léo, giỏi nắm bắt suy nghĩ của đối phương, Lustig đã khiến Poisson đưa cho mình 70.000 USD để có thể giành được hợp đồng mua tháp Eiffel.

Trong 5 nhà thầu, Lustig nhắm tới Andre Poisson vì người này chưa nắm bắt rõ tình hình Paris do mới đến đây làm ăn. Bằng tài ăn nói khéo léo, giỏi nắm bắt suy nghĩ của đối phương, Lustig đã khiến Poisson đưa cho mình 70.000 USD để có thể giành được hợp đồng mua tháp Eiffel.

Sau khi cầm tiền trong tay, Lustig bỏ trốn khỏi Paris và sang Áo sống xa xỉ. Nạn nhân trong vụ lừa đảo này không dám tố cáo Lustig vì sợ bị dư luận chê cười.

Sau khi cầm tiền trong tay, Lustig bỏ trốn khỏi Paris và sang Áo sống xa xỉ. Nạn nhân trong vụ lừa đảo này không dám tố cáo Lustig vì sợ bị dư luận chê cười.

Vài tháng sau, Lustig trở lại Paris và lại rao bán tháp Eiffel. Y mời 5 chủ buôn sắt vụn khác tham gia thương vụ này. Thế nhưng lần nay Lustig không đạt được mục đích bởi các chủ buôn sắt vụn cảnh giác hơn và nhanh chóng báo cảnh sát.

Vài tháng sau, Lustig trở lại Paris và lại rao bán tháp Eiffel. Y mời 5 chủ buôn sắt vụn khác tham gia thương vụ này. Thế nhưng lần nay Lustig không đạt được mục đích bởi các chủ buôn sắt vụn cảnh giác hơn và nhanh chóng báo cảnh sát.

Do phát hiện sớm vụ việc bị lộ tẩy, Lustig nhanh chóng bỏ trốn sang Mỹ. Tại đây, y tham gia vào phi vụ làm tiền giả và bị bắt vào năm 1935.

Do phát hiện sớm vụ việc bị lộ tẩy, Lustig nhanh chóng bỏ trốn sang Mỹ. Tại đây, y tham gia vào phi vụ làm tiền giả và bị bắt vào năm 1935.

Trước ngày ra tòa xét xử, y đào tẩu thành công khỏi nhà giam nhưng nhanh chóng bị cảnh sát bắt lại và bị kết án 20 năm tù. Trong thời gian thi hành án tại nhà tù kiên cố Alcatraz bậc nhất của Mỹ, Lustig chết vì viêm phổi năm 1947.

Trước ngày ra tòa xét xử, y đào tẩu thành công khỏi nhà giam nhưng nhanh chóng bị cảnh sát bắt lại và bị kết án 20 năm tù. Trong thời gian thi hành án tại nhà tù kiên cố Alcatraz bậc nhất của Mỹ, Lustig chết vì viêm phổi năm 1947.

Mời độc giả xem video: Giả danh công chức chính phủ lừa đảo xin việc. Nguồn: VTC1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chan-dung-ke-lua-dao-to-gan-lon-mat-2-lan-rao-ban-thap-eiffel-1360017.html