Chán Kilo, Philippines lại coi tàu ngầm Pháp: 'Đứng núi này, trông núi nọ'
Philippines lại vừa bày tỏ sự quan tâm tới thiết kế tàu ngầm diesel-điện Scorpene của Pháp, đáng chú ý trước đó nước này đã thể hiện thái độ tương tự với tàu ngầm Kilo của Nga.
Theo hãng tin quốc gia Philippines, Hải quân Philippines đang bày tỏ sự quan tâm tới tàu ngầm lớp Scorpene được thiết kế và sản xuất bởi Pháp. Đáng chú ý, trước đó, Bộ Quốc phòng Philippines bày tỏ thái độ tương tự với tàu ngầm Kilo của Nga, các thiết kế của Hàn Quốc, Đức trong chương trình xây dựng lực lượng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Scorpene là một trong những tàu ngầm được lực lượng vũ trang của chúng ta đánh giá", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với thông tấn xã nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, với việc đi ngắm quá nhiều, ra cả “rổ” tuyên bố thì thường khó mà “chốt được chiếc nào”. Xem ra con đường tìm kiếm tàu ngầm phù hợp cho lực lượng vũ trang Philippines chắc còn xa xôi lắm. Đúng ra hãy cứ như Myanmar, âm thầm lặng lẽ ra quyết định, “một phát chốt luôn” tàu ngầm Kilo hiện đại của Ấn Độ với giá cả phải chăng. Nguồn ảnh: Military-Today
Scorpene là thiết kế tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel do Tập đoàn DCNS Pháp liên doanh với công ty Navantia của Tây Ban Nha hợp tác thiết kế, sản xuất cho thị trường xuất khẩu. Ước tính, từ 1999 tới nay họ đã sản xuất 8 chiếc cho 4 quốc gia, tương lai sẽ tăng lên đến 19 chiếc với các hợp đồng "khủng" chuyển giao giấy phép sản xuất, linh kiện phụ tùng cho Ấn Độ chế tạo trong nước. Nguồn ảnh: Military-Today
Đáng chú ý, hiện nay ở khu vực Đông Nam Á đã có một nước "làm chuột bạch" trước với loại tàu ngầm vẫn được coi là mới mẻ này so với Kilo (Nga) hay Type 209 của Đức. Đó là Hải quân Malaysia với hợp đồng mua 2 chiếc và nhận chuyển giao năm 2009 mang tên KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với Kilo và Type 209, tàu ngầm Scorpene nổi trội hơn ở khía cạnh động cơ khi nó được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) mang tên MESMA có đơn giá 50-60 triệu USD/bộ cho phép tàu ngầm lặn liên tục 21 ngày, trong khi thời gian hoạt động trung bình trên biển lên tới 50 ngày, tổng cộng tàu ngầm có thể liên tục hiện diện đến 71 ngày - một kỷ lục mà Kilo 636 của Nga không thể đạt nổi. Nguồn ảnh: Military-Today
Ngoài động cơ đẩy AIP, kích thước cũng như hệ thống hỏa lực của Scopene không thể ngang tầm Kilo 636 của Nga. Con tàu có lượng giãn nước khi nổi 1.500 tấn và khi lặn khoảng 2.000 tấn (tùy phiên bản xuất khẩu cho Chile, Malaysia, Ấn Độ), kích cỡ dài từ 61-75m tùy phiên bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về hỏa lực, tàu ngầm Scorpene trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và cơ số đạn 18 quả tên lửa - ngư lôi hoặc đến 30 quả thủy lôi. Trang bị ngư lôi tiêu chuẩn của Scorpene là Black Shark có tầm bắn đến 50km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về tên lửa hành trình, Pháp hiện chỉ có một giải pháp là tên lửa chống hạm SM.39 Exocet có tầm bắn ngắn từ 50-70km. Ở điểm này thì tàu Pháp thua xa tàu Nga, các tàu ngầm đề án 877 và 636 Kilo hiện đều được tích hợp hệ thống tên lửa hành trình Kalibr có tầm phóng 220km (chống hạm) và 300km (đối đất) cho phiên bản xuất khẩu. Nguồn ảnh: Wikipedia