Chàng trai minh họa cổ phục Việt thời Nguyễn bằng nét vẽ chibi

Dự án Nguyễn Triều Nữ Y là 14 bức tranh khái quát những dạng thức trang phục tiêu biểu thời Nguyễn do Kris Nguyen (24 tuổi, sống tại TP.HCM) thực hiện.

Kris Nguyen có ý tưởng làm bộ artwork (tác phẩm nghệ thuật) minh họa trang phục thời Nguyễn từ đầu tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên đến khi thành phố giãn cách, anh mới có đủ thời gian để nghiên cứu và thực hiện dự án.

Kris Nguyễn vẽ bằng phần mềm photoshop và hoàn thiện 14 tác phẩm trong vòng một tháng. Mỗi tác phẩm là một bức tranh khái quát dạng thức trang phục thời Nguyễn, đi kèm với ảnh thật của trang phục. Anh cũng viết chú thích tên, chất liệu và đặc điểm trang phục ở mỗi vùng miền, giai cấp.

Kris cho biết: "Tôi dùng nét vẽ chibi để khái quát trang phục một cách giản lược, tạo sự thu hút, giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận và không bị nhàm chán".

Để đảm bảo tính chính xác cho trang phục, anh chỉ giản lược một phần nhỏ hoa văn và tập trung minh họa kiểu dáng trang phục. Đồng thời, Kris cũng tham khảo nhiều tài liệu, trang web cổ phong uy tín và nghe tư vấn từ những người bạn có kiến thức sâu về cổ phong.

 Dự án Nguyễn Triều Nữ Y khái quát những dạng thức trang phục tiêu biểu thời Nguyễn

Dự án Nguyễn Triều Nữ Y khái quát những dạng thức trang phục tiêu biểu thời Nguyễn

Nói về dự án, Kris Nguyen tâm sự: "Trang phục thời Nguyễn vô cùng đa dạng, phong phú nhưng chưa được nhiều người biết đến. Đa số mọi người chỉ biết tới kiểu áo ngũ thân tay chẽn truyền thống, tiền thân của chiếc áo dài bây giờ. Ngay từng vùng miền đã có cách ăn mặc và biến tấu khác nhau trên bộ ngũ thân. Vì vậy, qua dự án, tôi muốn đem tới cho mọi người cái nhìn khái quát và hiểu biết thêm về các bộ trang phục thời đại này".

Trước đó, anh đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những phản ứng tiêu cực và phản biện, bởi vì đây là dự án liên quan đến lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, sau khi ra mắt dự án, Kris Nguyen đã nhận được nhiều ý kiến tích cực.

Anh cười: "Điều làm tôi rất vui mừng là bản thân đã có thể sử dụng artwork của mình để đưa văn hóa Việt tới gần hơn với mọi người, theo một cách dễ tiếp nhận nhất". Với công việc, Kris cũng luôn đưa tinh thần, văn hóa dân tộc vào các bản thiết kế.

Nói về dự án này, anh Tôn Thất Minh Khôi - hậu duệ của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (vị chúa thứ 8 của triều Nguyễn) cũng đánh giá cao nét vẽ gần gũi, dễ thương của Kris Nguyen. Anh cho rằng khi làm về đề tài lịch sử, cách vẽ chibi của Kris dễ dàng tiếp cận với khán giả đại chúng.

Tôn Thất Minh Khôi nhận xét dự án có nguồn tư liệu, dẫn chứng rõ ràng, giúp công chúng hình dung được trang phục của phụ nữ thời Nguyễn ở các khu vực địa lý, tầng lớp. Từ đó, người xem có nguồn tư liệu tham khảo trực quan, sinh động khi muốn tìm hiểu về trang phục thời nguyễn.

"Những bức tranh thực sự có giá trị tham khảo, đầu tư nghiêm túc khi vẽ. Dự án của Kris Nguyen đã góp phần xóa nhòa định kiến để cho thấy sự đa dạng trong trang phục thời Nguyễn, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về trang phục của các thời đại khác. Tôi rất mong chờ dự án có phiên bản nam của các dạng thức trang phục này từ Kris Nguyen" - anh Tôn Thất Minh Khôi chia sẻ.

Nhiều người trẻ cũng đưa ra những nhận xét tích cực về dự án này. Võ Minh Anh (sinh viên năm nhất trường ĐH RMIT) nói: "Dù sử dụng lối vẽ chibi nhưng các tác phẩm vẫn giữ được phong cách đặc trưng của các trang phục, khắc họa được nét mặt người phụ nữ Á Đông. Ngoài ra các chi tiết trên trang phục được vẽ rất tỉ mỉ, nhìn vừa đáng yêu vừa tinh xảo".

Mời bạn đọc cùng thưởng thức các tác phẩm của dự án:

 Áo Bình Lãnh là một dạng thức của áo Nhật Bình được khoét tròn phẩn cổ đội chung với mũ, mão. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng hiện tại tạm gọi dạng áo này là Bình Lãnh

Áo Bình Lãnh là một dạng thức của áo Nhật Bình được khoét tròn phẩn cổ đội chung với mũ, mão. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng hiện tại tạm gọi dạng áo này là Bình Lãnh

Áo Giao Lãnh là dạng áo bắt chéo vạt tồn tại lâu đời của Việt Nam, riêng dưới thời Nguyễn được may dưới dạng ngũ thân.

Áo Giao Lãnh là dạng áo bắt chéo vạt tồn tại lâu đời của Việt Nam, riêng dưới thời Nguyễn được may dưới dạng ngũ thân.

Áo Mã Tiên Mạng Phụ: Không có quá nhiều ghi chép, tuy nhiên có hình ảnh mạng phụ mặc áo này chung với mão. Có ý kiến cho rằng đây là triều phục của mạng phụ.

Áo Mã Tiên Mạng Phụ: Không có quá nhiều ghi chép, tuy nhiên có hình ảnh mạng phụ mặc áo này chung với mão. Có ý kiến cho rằng đây là triều phục của mạng phụ.

Áo Mã Tiên Nữ Nhạc

Áo Mã Tiên Nữ Nhạc

Áo Mã Tiên Nữ Nhạc hay còn gọi là áo Cánh Tiên. Áo Mã Tiên Nữ Nhạc (áo "Mã Tiên" của nữ nhạc - theo định danh của Duyệt Thị Đường hiện tại) là một dạng thức áo đối khâm cổ đứng, cộc tay mặc cùng với áo tay thụng, quấn thường được nhìn thấy rất phổ biến trong bưu ảnh về nữ nhạc cung đình Huế, đa dạng về độ dài cũng như kiểu cách.

Áo Mã Tiên Nữ Nhạc hay còn gọi là áo Cánh Tiên. Áo Mã Tiên Nữ Nhạc (áo "Mã Tiên" của nữ nhạc - theo định danh của Duyệt Thị Đường hiện tại) là một dạng thức áo đối khâm cổ đứng, cộc tay mặc cùng với áo tay thụng, quấn thường được nhìn thấy rất phổ biến trong bưu ảnh về nữ nhạc cung đình Huế, đa dạng về độ dài cũng như kiểu cách.

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn ở khu vực Bắc Kỳ

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn ở khu vực Bắc Kỳ

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn ở khu vực Nam Kỳ

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn ở khu vực Nam Kỳ

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn của phụ nữ quý tộc Huế. Áo Ngũ Thân Tay Chẽn là áo dài ngũ thân có ống tay được may nhỏ gọn hơn ống tay của áo tấc, áo giao lĩnh nên còn gọi loại áo này là áo ngũ thân tay chẽn.

Áo Ngũ Thân Tay Chẽn của phụ nữ quý tộc Huế. Áo Ngũ Thân Tay Chẽn là áo dài ngũ thân có ống tay được may nhỏ gọn hơn ống tay của áo tấc, áo giao lĩnh nên còn gọi loại áo này là áo ngũ thân tay chẽn.

Áo Nhật Bình Mạng Phụ

Áo Nhật Bình Mạng Phụ

Áo Nhật Bình là một loại trang phục cho dịp trang trọng của các bậc Mạng Phụ cũng như cung phi và bậc Hoàng Hậu, Thái Hậu triều Nguyễn. Áo được cho là phát triển từ áo phi phong của Trung Hoa với những cải biên độc đáo từ nghệ nhân người Việt.

Áo Nhật Bình là một loại trang phục cho dịp trang trọng của các bậc Mạng Phụ cũng như cung phi và bậc Hoàng Hậu, Thái Hậu triều Nguyễn. Áo được cho là phát triển từ áo phi phong của Trung Hoa với những cải biên độc đáo từ nghệ nhân người Việt.

Áo vá quàng là dạng áo được may do thiếu vải hoặc đơn giản là kiểu cách.

Áo vá quàng là dạng áo được may do thiếu vải hoặc đơn giản là kiểu cách.

Áo Phụng Bào (Viên Lĩnh). Áo Phụng Bào là dạng thức cao quý nhất của nữ giời thời Nguyễn được mặc bởi thái hậu, hoàng hậu, công chúa

Áo Phụng Bào (Viên Lĩnh). Áo Phụng Bào là dạng thức cao quý nhất của nữ giời thời Nguyễn được mặc bởi thái hậu, hoàng hậu, công chúa

Yếm và váy đụp là một dạng thức trang phục của người nghèo không đủ tiền mua quần áo, và một số người khá giả ở nhà vào ngày nóng.

Yếm và váy đụp là một dạng thức trang phục của người nghèo không đủ tiền mua quần áo, và một số người khá giả ở nhà vào ngày nóng.

Áo tấc, hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, là một trang phục truyền thống của Việt Nam thời phong kiến, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải, tương tự áo ngũ thân tay chẽn nhưng tay dài và thụng.

Áo tấc, hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, là một trang phục truyền thống của Việt Nam thời phong kiến, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải, tương tự áo ngũ thân tay chẽn nhưng tay dài và thụng.

KHÁNH CHI

Nguồn PLO: https://plo.vn/van-hoa/chang-trai-minh-hoa-co-phuc-viet-thoi-nguyen-bang-net-ve-chibi-1011017.html