Chất vấn nhóm vấn đề chính sách xã hội, nội vụ và giáo dục

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19.

• Đại biểu Hà Đức Quảng - Tổ đại biểu thành phố Việt Trì chất vấn:“Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Đối với tỉnh Phú Thọ đã thực hiện chi trả đợt 1 cho 4 nhóm đối tượng: Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên nhóm đối tượng còn lại, đặc biệt là nhóm đối tượng công nhân lao động (theo thống kê có trên 20.000 người lao động bị hoãn hợp đồng lao động hoặc phải nghỉ việc không lương, và khoảng 2.000 người bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng thất nghiệp) thì chưa nhận được hỗ trợ từ chính sách. Đề nghị ngành lao động - thương binh và xã hội cho biết việc triển khai và những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để các đối tượng còn lại sớm được thụ hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ.">>> Các đại biểu chất vấn, trả lời chất vấn lĩnh vực Giao thông vận tải, Nông nghiệp, nông thôn
>>>Chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về các vấn đề chậm thực hiện các dự án
>>> Giải trình nhiều nội dung thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
>>> “Không để xảy ra sai sót và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng điện”
>>> Giải trình, làm rõ nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Trả lời vấn đề này, ông Bùi Đức Nhẫn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-CP ngày 24/4/2020 của Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh đã thực hiện rà soát, hỗ trợ đợt 1 cho 219.241/222.081 đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, người cận nghèo với tổng kinh phí đã chi trả trên 218 tỷ đồng. Số kinh phí còn lại chưa chi trả là do có nhiều đối tượng trùng lắp, chết, di chuyển đi nơi khác; số người từ chối không nhận hỗ trợ là 125 người do không khó khăn. Ngày 8/7, Sở tiếp tục trình UBND tỉnh hỗ trợ bổ sung 681 người thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, người cận nghèo do trong quá trình lập danh sách đợt 1 quá gấp, các địa phương còn bỏ sót đối tượng.
Trong tháng 6,7/2020, Sở đã trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách 1.557 đối tượng hộ kinh doanh, người lao động được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 của 7 huyện Tam Nông, Phú Thọ, Hạ Hòa, Lâm Thao, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,5 tỷ đồng.Đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp do điều kiện quy định khá chặt chẽ, trong đó đối với doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để chi trả lương mới được hỗ trợ, do đó đến nay chưa có doanh nghiệp đủ điều kiện để hưởng hỗ trợ. Đối với đối tượng lao động tự do có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng đi làm ăn ở địa phương khác nên cũng khó xác định được thu nhập và công việc thực tế của họ.

• Đại biểu Nguyễn Văn Tâm - Tổ đại biểu thành phố Việt Trì đặt câu hỏi: “Nhiều năm qua tỉnh không tuyển dụng công chức trong khi đó nhu cầu tuyển dụng ở các cơ quan đơn vị là rất lớn?”

Trước thực trạng này, lãnh đạo Sở Nội vụ giải thích, số biên chế công chức đang sử dụng đã vượt so với biên chế Trung ương giao. Do đó, tỉnh ngưng thi tuyển công chức khối Đảng, đoàn thể và chính quyền nhiều năm nay. Việc này trước mắt khiến nhiều cơ quan, đơn vị gặp khó khăn về nhân sự. Về lâu dài, việc không thi tuyển công chức liên tiếp trong nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí cán bộ về sau.Về vấn đề này, chủ tọa kỳ họp chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu việc tổ chức thi tuyển công chức để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị.• Đại biểu Nguyễn Xuân Yên - Tổ đại biểu huyện Thanh Ba chất vấn:
“Hiện nay, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Cụ thể như huyện Thanh Ba hiện nay chỉ có 1 giáo viên tin học, tuy nhiên trong chương trình đổi mới nâng cao chât lượng giáo dục huyện những năm tới cấp tiểu học của huyện sẽ thiếu tối thiểu 19 giáo viên tin học?”

Ông Trịnh Thế Truyền - Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời: Hiện nay, trong ngành giáo dục xảy ra hiện tượng thừa, thiếu giáo việc cục bộ, đặc biệt là đối với cấp THCS và THPT. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu ngày càng tăng, giáo viên không theo kịp tốc độ tăng của học sinh, trong khi đó đội ngũ giáo viên có sự biến động do nghỉ hưu, thôi việc hoặc thực hiện chính sách tinh giảm biên chế mà chưa được tuyển bổ sung. Thực hiện Chương trình phổ thông sách giáo khoa mới đối với bậc tiểu học, vì vậy phải ưu tiên trước mắt đối với các giáo viên bậc Tiểu học. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này cần có lộ trình từ nay đến năm 2022. Về lâu dài, cần phải căn cứ vào chỉ tiêu, cân đối từng cấp học để bổ sung biên chế cho phù hợp.
Việc thiếu giáo viên, Chủ tọa kỳ họp đề nghị ngành giáo dục cần rà soát, thống kê chính xác số giáo viên thừa - thiếu tại tất cả các trường, nhất là diện thiếu nhiều, giao quyền, trách nhiệm cho UBND cấp huyện, thị, thành chủ động hợp đồng giáo viên. Mặt khác, ngành giáo dục cần đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư để giảm tải cho trường công.

Nhóm PV Điện tử

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/hdnd-nhiem-ky-2016-2021/202007/chat-van-nhom-van-de-chinh-sach-xa-hoi-noi-vu-va-giao-duc-171790