Châu Âu gấp rút thành lập 'Liên minh chống đòn thuế quan' của Mỹ

'Liên minh chống đòn thuế quan' được kỳ vọng sẽ giúp châu Âu đứng vững trước Mỹ nếu xảy ra chiến tranh thương mại.

EU đang chuẩn bị thành lập một "Liên minh chống đòn thuế quan" từ phía Mỹ, trong bối cảnh mức thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump chuẩn bị có hiệu lực.

EU đang chuẩn bị thành lập một "Liên minh chống đòn thuế quan" từ phía Mỹ, trong bối cảnh mức thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump chuẩn bị có hiệu lực.

Theo một nguồn tin giấu tên, EU đang tiến hành các cuộc tiếp xúc với những quốc gia như Canada và Nhật Bản để đánh giá tiềm năng phối hợp và tiến hành những thỏa thuận liên quan đến thương mại.

Theo một nguồn tin giấu tên, EU đang tiến hành các cuộc tiếp xúc với những quốc gia như Canada và Nhật Bản để đánh giá tiềm năng phối hợp và tiến hành những thỏa thuận liên quan đến thương mại.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm bao gồm thuế quan đối với mặt hàng ô tô và nông sản

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm bao gồm thuế quan đối với mặt hàng ô tô và nông sản

Các quốc gia thành viên EU đã được thông báo tóm tắt về tiến độ đàm phán nhằm thiết lập, nếu không phải một trật tự thương mại toàn cầu mới, thì ít nhất cũng là một liên minh rộng rãi để duy trì khu vực thương mại tự do.

Các quốc gia thành viên EU đã được thông báo tóm tắt về tiến độ đàm phán nhằm thiết lập, nếu không phải một trật tự thương mại toàn cầu mới, thì ít nhất cũng là một liên minh rộng rãi để duy trì khu vực thương mại tự do.

Mặc dù vậy, EU vẫn không muốn phá vỡ mối quan hệ với Washington, khi họ gia hạn việc tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Mỹ cho đến ngày 1/8 để tạo điều kiện cho những cuộc đàm phán tiếp theo.

Mặc dù vậy, EU vẫn không muốn phá vỡ mối quan hệ với Washington, khi họ gia hạn việc tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Mỹ cho đến ngày 1/8 để tạo điều kiện cho những cuộc đàm phán tiếp theo.

Những biện pháp trả đũa dự định được EU thực hiện nhằm đáp trả việc ông Trump áp thuế đối ứng đối với thép và nhôm, sau đó quy định đã bị đình chỉ lần đầu tiên và có hiệu lực vào nửa đêm 15/7.

Những biện pháp trả đũa dự định được EU thực hiện nhằm đáp trả việc ông Trump áp thuế đối ứng đối với thép và nhôm, sau đó quy định đã bị đình chỉ lần đầu tiên và có hiệu lực vào nửa đêm 15/7.

Gần đây châu Âu đã quen với việc tạo ra các khối, liên minh và nhóm đa quốc gia để chống lại ý muốn của Mỹ, tuy vậy họ chưa thể thành công khi chính trong nội bộ còn quá nhiều bất ổn.

Gần đây châu Âu đã quen với việc tạo ra các khối, liên minh và nhóm đa quốc gia để chống lại ý muốn của Mỹ, tuy vậy họ chưa thể thành công khi chính trong nội bộ còn quá nhiều bất ổn.

Bên cạnh đó, sự gắn kết chặt chẽ, thậm chí đến mức phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế cho đến khoa học công nghệ và quốc phòng khiến ý định trên của EU đối diện nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, sự gắn kết chặt chẽ, thậm chí đến mức phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế cho đến khoa học công nghệ và quốc phòng khiến ý định trên của EU đối diện nhiều thách thức.

Không chỉ có vậy, châu Âu và Mỹ cũng đang rất cần nhau bởi vì họ muốn gây áp lực lên Trung Quốc và Nga, khi cảm thấy liên minh này đang thách thức quyền bá chủ của phương Tây.

Không chỉ có vậy, châu Âu và Mỹ cũng đang rất cần nhau bởi vì họ muốn gây áp lực lên Trung Quốc và Nga, khi cảm thấy liên minh này đang thách thức quyền bá chủ của phương Tây.

Theo nhận xét, phương Tây lo sợ về một tương lai mà khả năng áp đặt các chuẩn mực toàn cầu và kiểm soát dòng tiền của mình bị suy yếu, nên đã phải dùng đến biện pháp cưỡng chế, chẳng hạn như nhắm vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và Nga.

Theo nhận xét, phương Tây lo sợ về một tương lai mà khả năng áp đặt các chuẩn mực toàn cầu và kiểm soát dòng tiền của mình bị suy yếu, nên đã phải dùng đến biện pháp cưỡng chế, chẳng hạn như nhắm vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và Nga.

Sự đồng thuận giữa Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác được thể hiện trong các tuyên bố chung của Tổ chức BRICS nhằm chống lại chính sách thuế quan trái với quy tắc của WTO.

Sự đồng thuận giữa Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác được thể hiện trong các tuyên bố chung của Tổ chức BRICS nhằm chống lại chính sách thuế quan trái với quy tắc của WTO.

Hiện tại, Mỹ cùng với các đồng minh đang cố gắng kiềm chế tăng trưởng kinh tế của Nga và Trung Quốc, nhưng điều này gây ra căng thẳng địa chính trị và những biện pháp trả đũa từ Moskva và Bắc Kinh để tạo ra các liên minh và mô hình kinh tế thay thế.

Hiện tại, Mỹ cùng với các đồng minh đang cố gắng kiềm chế tăng trưởng kinh tế của Nga và Trung Quốc, nhưng điều này gây ra căng thẳng địa chính trị và những biện pháp trả đũa từ Moskva và Bắc Kinh để tạo ra các liên minh và mô hình kinh tế thay thế.

Ngoài ra những bước đi của phương Tây đang thúc đẩy thế giới dần từ bỏ đồng đô la Mỹ để ủng hộ các tài sản có thể dự đoán được và tỏ ra đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra những bước đi của phương Tây đang thúc đẩy thế giới dần từ bỏ đồng đô la Mỹ để ủng hộ các tài sản có thể dự đoán được và tỏ ra đáng tin cậy hơn.

Đổi lại, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề về tài chính ngay tại chính nước Mỹ, xét đến quy mô nợ quốc gia của nước này.

Đổi lại, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề về tài chính ngay tại chính nước Mỹ, xét đến quy mô nợ quốc gia của nước này.

Bên cạnh đó, kết quả của chính sách mà phương Tây theo đuổi dự báo sẽ khiến họ mất quyền tiếp cận các thị trường quan trọng, điều này sẽ làm suy yếu sự thịnh vượng kinh tế của châu Âu và Mỹ.

Bên cạnh đó, kết quả của chính sách mà phương Tây theo đuổi dự báo sẽ khiến họ mất quyền tiếp cận các thị trường quan trọng, điều này sẽ làm suy yếu sự thịnh vượng kinh tế của châu Âu và Mỹ.

Giới phân tích cho rằng sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến chi phí cao hơn, khối lượng thương mại thấp hơn và hệ thống tài chính kém hiệu quả, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng phương Tây

Giới phân tích cho rằng sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến chi phí cao hơn, khối lượng thương mại thấp hơn và hệ thống tài chính kém hiệu quả, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng phương Tây

Việt Dũng

Theo Financial Times

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chau-au-gap-rut-thanh-lap-lien-minh-chong-don-thue-quan-cua-my-post617744.antd