Châu Âu tăng cường lập trường về Iran

Châu Âu tăng cường lập trường về thỏa thuận hạt nhân với Iran nhưng né tránh các lệnh trừng phạt.

Các nước châu Âu tham gia Thỏa thuận hạt nhân Iran có khả năng sẽ bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề Iran vào tháng 1 để buộc Tehran phải dừng các hoạt động vi phạm Thỏa thuận. Tuy nhiên, các nước này còn đang suy nghĩ về việc khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc – hành động sẽ giết chết hiệp định.

 Cờ Iran trước trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna

Cờ Iran trước trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna

Iran đã chỉ trích Anh, Pháp và Đức vì đã không cứu vãn được Thỏa thuận JCPOA năm 2015 bằng cách bảo vệ nền kinh tế của Tehran khỏi các lệnh trừng phạt mà Mỹ đặt ra năm ngoái khi Washington rút khỏi Thỏa thuận giữa Iran và sáu cường quốc.

Mục tiêu của Hiệp ước năm 2015 là kéo dài thời gian Iran cần để tích lũy đủ nguyên liệu phân hạch cho một quả bom nguyên tử. Người châu Âu đang báo động những động thái mới nhất của Tehran sẽ rút ngắn thời gian đó.

Washington muốn ép Iran phải đàm phán một thỏa thuận rộng lớn hơn bao gồm các hoạt động hạt nhân, chương trình tên lửa đạn đạo và ảnh hưởng khu vực.

Phản ứng với áp lực tối đa của Washington, Iran đã giảm dần các cam kết theo thỏa thuận, bao gồm khởi động lại việc làm giàu uranium tại nhà máy Fordow dưới lòng đất và tăng tốc làm giàu nhanh chóng bằng máy ly tâm tiên tiến – những hoạt động bị cấm theo thỏa thuận JCPOA.

Theo các quan chức Iran, vào ngày 6 tháng 1, nước này sẽ tiếp tục các hành động không tuân thủ thỏa thuận, để tăng cường các cảnh báo của mình về hậu quả thảm khốc nếu ác lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc được gia hạn.

Sáu nhà ngoại giao châu Âu và phương Tây cho biết nhóm ba nước Anh, Pháp và Đức (E3) đã đồng ý về nguyên tắc để bắt đầu quá trình giải quyết xung đột, mặc dù họ vẫn sẽ chờ xem các bước mới nhất của Iran có ý nghĩa như thế nào trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Các ngoại giao châu Âu cho biết: “Công bố quá trình nhằm mục đích giải quyết các vấn đề và cứu vãn thỏa thuận. Điều đó không có nghĩa là các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc tự động được khôi phục. Nếu chúng tôi quyết định áp dụng lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc có nghĩa là chúng tôi đã quyết định đặt chiếc đinh cuối cùng vào quan tài”.

Theo các điều khoản của Thỏa thuận JCPOA năm 2015, nếu bất kỳ bên nào cho rằng nước nào đó không tuân thủ các cam kết của họ, họ có thể chuyển vấn đề này tới một Ủy ban hỗn hợp gồm Iran, Nga, Trung Quốc, ba cường quốc châu Âu và Liên minh châu Âu.

Sau đó, họ có 15 ngày để giải quyết sự khác biệt của mình, nhưng có thể chọn gia hạn thời gian bằng sự đồng thuận giữa tất cả các bên.

Tuy nhiên, nếu những khác biệt không thể giải quyết mà ngày càng leo thang thì cuối cùng có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt được áp dụng theo các nghị quyết trước đây của Liên hợp quốc trừ khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyết định khác.

Các nhà ngoại giao nói rằng trừ khi các vi phạm sắp tới của Iran vượt qua ngưỡng không thể chấp nhận, người châu Âu sẽ tập trung vào việc mở rộng quá trình giải quyết thay vì đẩy mạnh các lệnh trừng phạt. Không rõ điểm đột phá của các cường quốc châu Âu là gì?

Đây không phải là một bước chúng tôi muốn thực hiện nhưng hành động của Iran đang khiến chúng tôi ngày càng ít lựa chọn khác ngoài việc đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận, phái viên của Vương quốc Anh tại Liên hợp quốc Karen Pierce cho biết.

Chúng ta nên đi theo con đường kích hoạt cơ chế, chúng ta sẽ làm như vậy để tìm ra con đường ngoại giao phía trước với mục đích bảo vệ thỏa thuận.

Ba nhà ngoại giao cho biết nhóm E3, đặc biệt là Pháp, đang vận động Nga và Trung Quốc cùng tham gia để thể hiện sự thống nhất giữa năm nước còn lại của thỏa thuận, ngay cả khi Moscow và Bắc Kinh cho đến nay vẫn phản đối việc khởi động quá trình này.

Một quan chức cấp cao của Iran liên quan đến các cuộc đàm phán hạt nhân cho biết Iran đã được thông báo rằng E3 muốn khởi động cơ chế này.

“Nếu họ làm điều đó, Iran sẽ có những hành động đáp lại. Nếu họ muốn cứu thỏa thuận này, họ phải giữ lời hứa, nếu không Iran sẽ tiến thêm bước nữa”, ông nói và thêm rằng “người châu Âu đang bị Mỹ bắt nạt”.

Các nước châu Âu cũng có thể lùi lại nếu Iran không hành động vào tháng 1 tới.

Trùng hợp với động thái này của châu Âu, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một lý do pháp lý để Mỹ có thể kích hoạt các điều khoản ban đầu của Thỏa thuận hạt nhân JCPOA mặc dù Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận.

“Không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai bên (động thái của châu Âu và lý luận pháp lý của Hoa Kỳ), nhưng chúng tôi luôn nói rõ rằng chúng tôi muốn người châu Âu khởi động lại các lệnh trừng phạt”, một quan chức Mỹ cho biết.

Trâm Anh (theo Reuters/AFP)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/chau-au-tang-cuong-lap-truong-ve-iran-325764.html