Châu Phi, nơi 'đảo chính gây ra đảo chính'

Một cuộc đảo chính hầu như không bao giờ là một tin tức tốt lành. Các nước phương Tây không thể giải quyết các cuộc khủng hoảng Châu Phi chỉ với trợ giúp quân sự.

Bài liên quan

Cựu Tổng thống Mali rời đất nước sau khi bị ép từ chức

Tổng thống Mali từ chức sau khi bị quân đội bắt giữ

Châu Phi, nơi đảo chính gây ra đảo chính

Ở Mali tình hình bạo lực đã leo thang vào tháng 3/2012, khi mà binh lính nổi dậy và tiến hành tấn công vào dinh thự tổng thống, đài phát thanh quốc gia và một doanh trại quân đội tại thủ đô Bamako.

Tổng thống kế nhiệm sau đó, ông Amadou Toumani Touré, đã bị bắt phải lưu đày.

Trong vòng vài tháng, các chiến binh thánh chiến đã chiếm được hầu hết vùng phía Bắc của Mali

Cho tới đầu năm 2013, Pháp cảm thấy có nghĩa vụ phải can thiệp, họ gửi binh lính và lực lượng không quân tới đẩy lùi lực lượng quân sự ra khỏi thành trì của họ ở các thành phố Timbuktu và Gao.

Điều đó có vẻ đã cứu Mali khỏi một số phận nghiệt ngã: sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước vào tay những kẻ cuồng tín.

Tuy nhiên sự kiện năm 2012 có thể tự lặp lại.

Cuộc đảo chính ở Mali: Tình hình có thể không mấy khả quan. Ảnh: EPA

Vào ngày 18/8, binh lính ở Bamako lần nữa rời doanh trại của họ để lật đổ chính phủ.

Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, người lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2013 đã bị bắt cùng với Thủ tướng của ông, và bị buộc phải từ chức.

Vào năm 2012 những kẻ âm mưu gây ra cuộc đảo chính đã hứa hẹn những cuộc bầu cử mới.

Tuy nhiên, kết quả sau đó có lẽ là càng nhiều bạo lực hơn.

Các chính phủ phương Tây cảm thấy quan ngại bởi cuộc đảo chính và kêu gọi khôi phục lại trật tự hiến pháp.

Đặc biệt ở châu Phi, đảo chính gây ra đảo chính.

Mali là trung tâm của buôn lậu thuốc phiện, vũ khí và con người khắp Châu Phi và Châu Âu, bây giờ vấn đề đó có lẽ sẽ tồi tệ hơn.

Tuy nhiên phương Tây phải gánh vác một phần trách nhiệm.

Trong những năm kể từ khi Pháp can thiệp, các giới hạn của việc nỗ lực giải quyết những vấn đề chính trị bằng lực lượng quân sự (một phần tập trung vào chống khủng bố) đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Số lượng quân đoàn binh lính nước ngoài ở rìa phía Nam khu vực Sahel đã tăng lên.

Cũng như đoàn quân lớn của Pháp và đại diện của Liên hợp quốc , binh lính từ Anh, Mỹ, Đức và các quốc gia láng giềng của Mali cũng can dự vào.

Nhưng họ đã làm rất ít để giải quyết nguồn cơn của sự xung đột: một nhà nước yếu kém, suy đồi với mối quan tâm ít ỏi dành cho dân chúng.

Phương Tây loay hoay trong nỗ lực cứu vãn

Ít nhất 4.000 người đã bị giết ở Sahel vào năm ngoái, khoảng 40% trong số đó ở Mali.

Từ 2012, bạo lực đã lan rộng từ phía Bắc đến miền Trung quốc gia và khắp khu vực.

Nhà nước không chỉ thất bại trong việc ngừng giết chóc mà họ còn có thể là đồng lõa trong đó.

Năm ngoái khoảng 160 người, hầu hết là người dân tộc Fulanis, đã bị thảm sát bởi một nhóm dân quân người Dogon ở Ogossagou, một ngôi làng thuộc miền Trung Mali.

Ông Keita đã hứa hẹn rằng những sự tàn bạo như vậy sẽ bị chấm dứt.

Tuy nhiên vào tháng 2 năm nay, người dân bộ lạc này (Dogon) một lần nữa tấn công Ogossagou, giết chết thêm 35 người.

Lực lượng đảo chính tại Mali tự xưng là Ủy ban Quốc gia về bảo vệ người dân sẽ lựa chọn bổ nhiệm một 'tổng thống chuyển tiếp' từ hàng ngũ quân đội hoặc dân sự. Ảnh: Plataformamedia

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một đơn vị giám sát quốc tế, đã ghi lại việc quân đội Mali đã để cuộc thảm sát xảy ra như thế nào, khi họ rời ngôi làng chỉ vài giờ trước cuộc tấn công.

Một nhà nước không bảo vệ được người dân khỏi các cuộc thảm sát khó có thể chiến thắng trên các mặt trận khác.

Trước cuộc đảo chính này là các cuộc phản đối của dân chúng trong hàng tháng trời, bởi quyết định của tòa hiến pháp khi thay đổi kết quả của 31 ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào tháng 3.

Tòa án đã ủng hộ đảng của ông Keita.

Tuy nhiên những người phản đối càng thêm tức giận bởi sự giận dữ đối với một chính phủ bị coi là không ngay thẳng và nhu nhược.

Không rõ rằng liệu những người gây ra cuộc đảo chính có liên minh với những người tổ chức cuộc phản đối hay không, nhưng họ có khả năng được ủng hộ.

Sự thất vọng của các chính phủ nước ngoài sẽ không đem ông Keita trở lại.

Những vấn đề an ninh tại Mali không được coi là duy nhất ở châu Phi.

Trong suốt hơn một thập kỷ, Nigeria đã chật vật với cuộc nổi dậy của Boko Haram.

Kenya vẫn đang vất vả với những kẻ khủng bố ở vùng Đông Bắc Somali.

Một liên minh nhà nước Hồi giáo đang trên đà nổi dậy ở Mozambique.

Những người chiến đấu trong các trường hợp như vậy luôn luôn là từ những người không có niềm tin với nhà nước.

Phương Tây đã đề nghị giúp đỡ về binh lính, phương tiện vũ khí và trí tuệ, nhưng họ đã làm ít hơn nhiều để khuyến khích các chính phủ giải quyết những bất mãn của người dân.

Vào tháng 1 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đe dọa sẽ rút quân Pháp ra khỏi vùng Sahel trừ khi những người đứng đầu của khu vực nói rõ ràng rằng họ muốn binh lính ở lại.

Khi họ làm theo, ông ấy đã gia tăng số lượng binh lính Pháp.

Một lời đe dọa rút quân thật sự mang nhiều rủi ro.

Tuy vậy các chính phủ phương Tây nên cân nhắc liệu hỗ trợ quân sự có thể đánh bại những kẻ cực đoan hay không nếu họ cũng không giải quyết được việc cai trị yếu kém.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chau-phi-noi-dao-chinh-gay-ra-dao-chinh-post96365.html