Chạy đua vũ trang mới ở Vùng Vịnh

Việc quân đội Mỹ rút 2 hệ thống chống tên lửa Patriot khỏi Saudi Arabia đe dọa gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Trung Đông vào thời điểm khu vực, đang phải vật lộn với vấn đề sức khỏe cộng đồng và sự sụp đổ kinh tế do đại dịch Covid-19.

Việc quân đội Mỹ rút 2 hệ thống chống tên lửa Patriot khỏi Saudi Arabia đe dọa gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Trung Đông vào thời điểm khu vực, đang phải vật lộn với vấn đề sức khỏe cộng đồng và sự sụp đổ kinh tế do đại dịch Covid-19.

Một tên lửa Patriot của Mỹ tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Al-Kharj, ở miền trung Saudi Arabia.

Một tên lửa Patriot của Mỹ tại căn cứ không quân Prince Sultan ở Al-Kharj, ở miền trung Saudi Arabia.

Động thái của Mỹ liên quan đến việc loại bỏ 2 hệ thống chống tên lửa Patriot được gửi tới Saudi Arabia vào năm ngoái để tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Iran vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi. Hiện giờ Lầu Năm Góc xác định rằng mối đe dọa từ nước Cộng hòa Hồi giáo đã giảm.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gọi điện thoại trấn an với Quốc vương Saudi Arabia Salman, nhưng Riyadh có thể coi đó là bằng chứng cho thấy họ không thể dựa vào Mỹ để phòng thủ. Việc rút 2 hệ thống chống tên lửa diễn ra sau vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Iran. Sự tiến bộ này dường như đã không chỉ đưa Iran vào một nhóm tinh hoa gồm khoảng một chục quốc gia có khả năng phóng vệ tinh quân sự vào quỹ đạo, mà còn báo hiệu khả năng vượt bậc của Tehran, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và cuộc khủng hoảng y tế công cộng hiện nay. Theo tướng Ali Jafarabadi, chỉ huy sư đoàn không gian của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, vệ tinh được phóng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chiến lược cho các lực lượng vũ trang trong các nhiệm vụ nhận dạng, liên lạc và điều hướng.

Thái độ diều hâu của Iran đối với Mỹ khiến Israel lo ngại rằng vệ tinh này sẽ tăng cường khả năng tên lửa đạn đạo của Tehran, một trụ cột trong chiến lược phòng thủ, cũng như khả năng của Hezbollah, phong trào dân quân Shiite được Iran ủng hộ ở Lebanon, trong việc chuyển đổi tên lửa và vũ khí dẫn đường GPS dự trữ thành đạn thông minh.

Phát triển hạt nhân

Nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang đã được Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cảnh báo hồi năm 2018. “Không nghi ngờ gì nữa, nếu Iran phát triển bom hạt nhân, chúng ta sẽ theo sát càng sớm càng tốt. Tuyên bố đó được đưa ra khi chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân các cường quốc đã ký với Iran. Iran được cho là đã cắt giảm một nửa thời gian cần thiết để sản xuất đủ nhiên liệu cấp vũ khí phục vụ cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Các cuộc thảo luận về việc Mỹ viện trợ cho chương trình hạt nhân dân sự của Saudi Arabia đã bị đình trệ, một phần do Riyadh miễn cưỡng đồng ý làm giàu và tái xử lý các quy định nghiêm ngặt. Báo cáo hồi tuần trước của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ cho thấy Riyadh cũng đã từ chối ký Nghị định thư bổ sung với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), điều sẽ cho phép IAEA có được thông tin mở rộng về các hoạt động hạt nhân của Saudi Arabia cũng như quyền tiếp cận các cơ sở hạt nhân của nước này.

Quốc hữu hóa quốc phòng

Phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong nước là trụ cột trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Thái tử Mohammed. Kế hoạch này được đưa ra nhằm hợp lý hóa và đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia, vốn đang bị tác động xấu bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuần trước Riyadh tăng gấp 3 lần thuế bán hàng từ 5 lên 15% và cắt khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt cho nhân viên chính phủ để đối phó với khủng hoảng tài chính.

Anthony Cordesman, một nhà phân tích quân sự Vùng Vịnh tại CSIS, cảnh báo rằng kế hoạch xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng của Saudi Arabia không phải là cách tốt nhất để đa dạng hóa nền kinh tế. “Thật là lãng phí tiền khi cố gắng tạo ra một cơ sở công nghệ hoặc nỗ lực đưa chế tạo vũ khí trở thành ngành công nghiệp”, ông Cordesman viết trong bài báo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Ông Cordesman lập luận, ngành công nghiệp quốc phòng trong nước tạo ra tương đối ít việc làm cho đầu vào cần thiết. Hơn nữa, rất có thể, Saudi Arabia sẽ không thể cạnh tranh trong việc bán những vũ khí này trên thị trường quốc tế. Iran phóng vệ tinh là động thái mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang mà ở đó, Tehran có vị trí tốt hơn rất nhiều so với Saudi Arabia để cạnh tranh trong ngành công nghiệp quốc phòng. Tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái cũng là những lĩnh vực Iran có lợi thế hơn hẳn.

Hình ảnh vệ tinh hồi năm ngoái tiết lộ rằng, Saudi Arabia có một cơ sở nằm sâu trong sa mạc được dùng để thử nghiệm và có thể chế tạo tên lửa đạn đạo. Những vũ khí đó có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu cách xa hàng ngàn ki-lô-mét từ điểm phóng. Cơ sở này được cho là nhằm chống lại chương trình tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn của Iran. Yiyadh dự định vào năm tới sẽ sản xuất máy bay không người lái quân sự phù hợp với máy bay không người lái mang bom (UAV) của Iran có tầm bắn 1.500 km.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_225270_chay-dua-vu-trang-moi-o-vung-vinh.aspx