Theo ghi nhận, ngọn lửa bốc lên từ tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard (LHD-6) được nhìn thấy và báo cáo cho cơ quan chức năng lúc 8h30 sáng ngày 12/7 (Giờ địa phương). Con tàu sau đó đã bốc cháy rất dữ dội và lửa đã lan ra nhanh chóng. Lúc này trong quân cảng San Diego nơi con tàu neo đậu cũng đang có rất nhiều tàu của hải quân Hoa Kỳ khác. Ảnh: Tàu cứu hộ đang cố phun vòi rồng chữa cháy cho tàu USS Bonhomme Richard (LHD-6).
Cho đến 18h30 tối cùng ngày, ngọn lửa cũng đã được kiểm soát. Suốt hơn 10h đồng hồ từ lúc phát hiện đám cháy, các nhà chức trách đã huy động rất nhiều tàu cứu hộ, tàu chữa cháy và thậm chí cả trực thăng để tham gia công tác kiểm soát và dập lửa. Ảnh: Trực thăng được sử dụng để dập lửa với gàu múc nước cỡ lớn.
Đã có 21 người phải nhập viện bao gồm 4 kỹ sư dân sự và 17 thủy thủ. Khoảng hơn 160 người đang ở trên con tàu khi vụ cháy xảy ra, họ đã nhanh chóng được lệnh di tản khỏi tàu và ngoài chỉ có 21 người bị thương, số còn lại vẫn bình an vô sự. Chiếc USS Richard (LHD-6) có thủy thủ đoàn lên tới hơn 1.000 người và tối đa hơn 1.600 người với thủy quân lục chiến tham gia đổ bộ. Thật may mắn là con tàu đang trong giai đoạn bảo trì tại cảng. Ảnh: Các tàu nhỏ đang cố phun vòi rồng chữa cháy vào chiếc tàu đổ bộ.
Được biết, thủy thủ và kỹ sư trên tàu đã cố gắng để khống chế ngọn lửa nhằm tránh để nó lan ra nhưng bất thành, các tàu cứu hộ đã được huy động sau đó. Con tàu bốc cháy lúc không hề có vũ khí và các tàu khác chiến khác phải giữ khoảng cách trên 50m, vùng an toàn 1 hải lý bên trong vịnh San Diego. Đến hiện tại, nguy cơ con tàu đổ bộ khổng lồ này sẽ nổ được cho là không còn. Ảnh: Toàn cảnh quân cảng San Diego sáng ngày 12/7.
Con tàu lúc xảy ra đám cháy đang neo đậu cạnh hai chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Hoa Kỳ mang số hiệu USS Fitzgerald (DDG-62) và USS Russell (DDG-59). Một cuộc điều tra đang được thực hiện để xác nhận nguyên nhân vụ cháy lớn này. Ảnh: Khói bốc lên nghi ngút từ chiếc tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6), bên cạnh là một khu trục hạm Arleigh Burke.
Đám cháy trên tàu được ghi nhận lớn đến nỗi nó đã đốt cả cả thượng tầng và cầu chỉ huy, với 1.000.000 gallons nhiên liệu vẫn đang hiện có. Ảnh: Các tàu cứu hộ tập trung phun nước vào khoang giữa thân tàu để nhằm tránh nguy cơ có thể nổ tàu.
Hiện nay, dù đám cháy đã được khống chế tuy nhiên thiệt hại của con tàu dự tính sẽ là khá nghiêm trọng, chi phí sửa chữa cho nó sẽ rất cao và không loại trừ khả năng là con tàu sẽ được cho nghỉ hưu sớm do không thể phục hồi sức chiến đấu hoặc mất quá nhiều tiền để làm cho nó có thể tiếp tục hoạt động. Ảnh: Đám cháy tại thời điểm chưa được khống chế.
Tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6) là một trong tám tàu đổ bộ thuộc lớp Wasp, được hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1997 và chính thức biên chế vào hải quân Hoa Kỳ trong năm 1998, cảng nhà tại căn cứ hải quân San Diego. Ảnh: Chiếc USS Richard (LHD-6) hồi chưa gặp sự cố với sàn đáp gồm máy bay MV-22 Osprey và tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 40.358 tấn, dài 257m, rộng 32m, mớn nước 8.2m, trang bị máy chính công suất 70.000 mã lực cho phép nó có thể di chuyển với vận tốc 22 hải lý/h. Tầm hoạt động 17.600km với tốc độ 18 hải lý/h. Ảnh: Richard (LHD-6) đậu tại cảng lúc chưa gặp sự cố.
Là tàu đổ bộ tấn công, khoang của LHD-6 có thể chứ 3 chiếc tàu đổ bộ đệm khí hoặc 2 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ trung LCU hoặc 12 chiếc tàu đổ bộ há mồm cỡ nhỏ LCM. Thủy thủ đoàn của tàu là 1.108 người và có thể chở tối đa lên tới gần 800 thủy quân lục chiến. Ảnh: LHD-6 trong một chuyến hải hành.
Ngoài ra tàu cũng có thể mang theo 22 máy bay MV-22 Osprey, 20 chiếc tiêm kích cất cánh thẳng đứng F-35B và 6 máy bay trực thăng SH-60 hoặc CH-53. Vũ trang tầm gần bảo vệ tàu gồm 2 hệ thống CIWS Phanlax, 2 pháo bắn nhanh Mk-38 25mm, 2 tổ hợp tên lửa RIM-116 RAM, 2 tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow và một số súng máy hạng nặng M2 Browning. Ảnh: USS Richard (LHD-6) trên biển.
Video Cháy tàu chiến đổ bộ tại căn cứ quân sự Mỹ - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Hùng Dũng