Chỉ số công khai ngân sách tỉnh: Hòa Bình vẫn 'đội sổ' sau nhiều năm ở top cuối
Theo các tiêu chí do nhóm nghiên cứu đề ra, Quảng Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng năm nay. Trong khi đó, Đồng Tháp và Hòa Bình là hai tỉnh xếp cuối.
Kết quả xếp hạng "Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2019" do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu kinh tế & chính sách (VEPR) vừa công bố sáng ngày 08/07 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi nhìn chung 63 tỉnh thành.
Bảng xếp hạng thường niên này được bắt đầu được thực hiện từ năm 2017. Trong khi chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh đối với POBI 2017 là 30.5 điểm, POBI 2018 là 51 điểm, mức trung bình của năm nay tăng lên 65,55 điểm trên tổng số 100 điểm quy đổi xếp hạng, cao hơn so với chỉ số trung bình đối với POBI 2018 là 51 điểm và POBI 2017 là 30.5 điểm. Xét theo thang điểm 100 và phân loại theo các nhóm, số tỉnh thành có mức điểm trên trung bình tăng từ 31 tỉnh năm 2017 lên 51 tỉnh năm nay.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có sự cải thiện so với năm trước, lần lượt tăng 30 điểm và 17 điểm. Cũng theo các tiêu chí do nhóm nghiên cứu đề ra, Quảng Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng năm nay. Trong khi đó, Đồng Tháp và Hòa Bình là hai tỉnh chót cuối.
Tỉnh Hòa Bình đã nhiều năm ở nhóm cuối và theo đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng là tỉnh ít có tiến bộ sau các năm. Trong khi đó, tỉnh Đồng Tháp lại có thứ hạng khá cao ở các năm trước, cú rớt năm nay - theo PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính cho biết, là do trục trặc ở thời điểm nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát. Mức độ sẵn sàng là một trong các tiêu chí bên cạnh tính đầy đủ, thời sự đối với các loại văn bản theo quy định tại Luật Ngân sách và Thông từ 343 hướng dẫn. Vì vậy, “lỗi kỹ thuật này” vẫn cần tính.
Dù 61/63 tỉnh đã có chuyên mục công khai ngân sách nhưng một số tỉnh để trống mục. Từ quá trình khảo sát cũng cho thấy việc công khai ở một số tỉnh muộn so với quy định, không đảm bảo tính kịp thời. dự toán
Ngoài ra, trong bảng hỏi năm nay, lần đầu tiên đưa vào chỉ số tin cậy, gồm cả chỉ tiêu so sánh giữa số liệu quyết toán và dự toán đầu năm. Ông Cường cho biết hơn 66% tỉnh thành có mức chênh lệch giữa hai số liệu trong lĩnh vực giải ngân đầu tư côngtrên lên tới 15%. Đồng thời, cũng chỉ có khoảng 15% tỉnh giữ được chênh lệch giữa số quyết toán và dự toán đầu năm dưới 5%.
“Các tỉnh cần lên kế hoạch cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng để có được con số dự thảo chính xác hơn”, đại diện đơn vị khảo sát nhấn mạnh. Về nội dung này, tại buổi công bố kết quả khảo sát, bà Đinh Thị Mai Anh, Trưởng phòng quản lý ngân sách Nhà nước, Vụ NSNN, Bộ Tài chính, chia sẻ với các tỉnh về cái khó trong công tác dự toán sao cho sát với thực hiện. Một phần trong đó đến từ nguyên nhân khách quan nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài đặc biệt là thị trường quốc tế.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết phía cơ quan này đang triển khai sắp tới đưa vào ứng dụng công khai ngân sách tỉnh. Với hệ thống này, các tỉnh sẽ phải thực hiện công khai báo cáo ngân sách theo của luật ngân sách lên cùng một hệ thống. Hệ thống cũng cho phép xác định thời gian nộp báo cáo, yêu cầu báo cáo theo mẫu biểu đã quy định, giúp đảm bảo tính tuân thủ của các tỉnh khi công khai ngân sách.
Bà cũng khẳng định sẽ yêu cầu các Sở tài chính rà soát chuyên mục công khai ngân sách và chuyên mục hỏi đáp. Cuộc khảo sát của nhóm năm nay cho thấy chỉ có 8/63 Sở Tài chính của các tỉnh trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của nhóm nghiên cứu qua email. Việc tạo cơ hội cho người dân tham gia vào quản lý ngân sách tại địa phương vẫn chưa nhiều.
Sau 3 năm triển khai, mục tiêu nhóm nghiên cứu hướng đến ngân sách cấp địa phương công khai, minh bạch. Hoàn thành được mục tiêu này cũng đồng nghĩa tỉnh có thể giành thêm niềm tin công chúng và đối tác phát triển. Nhiều tỉnh thành nằm ở nhóm đầu trong cuộc khảo sát này cũng đang là những tỉnh có vị trí cao trong bảng xếp hạng cạnh tranh năng lực cấp tỉnh (PCI).