Chiếc 'điện thoại đỏ' đầy bí ẩn giữa Liên Xô và Mỹ vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay?

Có một kênh liên lạc gọi là 'điện thoại đỏ' được thiết lập giữa Washington và Moskva từ năm 1963 và có lẽ vẫn hoạt động cho đến tận hiện nay, tờ Baijiahao của Trung Quốc mới đây tiết lộ.

Một đường dây liên lạc bí mật, trực tiếp giữa thủ đô của Liên Xô và Mỹ được tạo ra vào năm 1963, ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa Caribe, đó chính là chiếc "điện thoại đỏ" đầy bí ẩn - tên gọi không chính thức của kênh giao tiếp này.

Một đường dây liên lạc bí mật, trực tiếp giữa thủ đô của Liên Xô và Mỹ được tạo ra vào năm 1963, ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa Caribe, đó chính là chiếc "điện thoại đỏ" đầy bí ẩn - tên gọi không chính thức của kênh giao tiếp này.

Với "điện thoại đỏ", hai cường quốc hạt nhân được cho là sẽ thực hiện liên lạc khẩn cấp trong trường hợp có một số sự kiện nguy hiểm tiềm tàng. Kênh liên lạc này tồn tại cho đến ngày nay.

Với "điện thoại đỏ", hai cường quốc hạt nhân được cho là sẽ thực hiện liên lạc khẩn cấp trong trường hợp có một số sự kiện nguy hiểm tiềm tàng. Kênh liên lạc này tồn tại cho đến ngày nay.

“Tất nhiên đây không phải là một chiếc điện thoại màu đỏ đặt trên bàn của các nhà lãnh đạo. Đó hoàn toàn không phải là một chiếc điện thoại”, tác giả bài viết trên ấn phẩm Baijiahao giải thích.

“Tất nhiên đây không phải là một chiếc điện thoại màu đỏ đặt trên bàn của các nhà lãnh đạo. Đó hoàn toàn không phải là một chiếc điện thoại”, tác giả bài viết trên ấn phẩm Baijiahao giải thích.

Thực tế, qua đường dây "nóng" này, các bên có thể trao đổi nhanh chóng để nắm rõ quan điểm của đối phương, nhằm tránh để xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Thực tế, qua đường dây "nóng" này, các bên có thể trao đổi nhanh chóng để nắm rõ quan điểm của đối phương, nhằm tránh để xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Ban đầu các thông điệp được truyền bằng phương thức teletype, sau đó việc hiện đại hóa "đường dây nóng" bắt đầu, và vào năm 1978, "điện thoại đỏ" đã trở thành một kênh liên lạc không gian.

Ban đầu các thông điệp được truyền bằng phương thức teletype, sau đó việc hiện đại hóa "đường dây nóng" bắt đầu, và vào năm 1978, "điện thoại đỏ" đã trở thành một kênh liên lạc không gian.

Đối với vị trí đặt thiết bị bí ẩn trên, đây là dữ liệu được bảo mật. Nhiều người tin rằng tại Mỹ, thông tin được gửi và nhận không phải từ Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, mà từ một căn phòng trong Lầu Năm Góc.

Đối với vị trí đặt thiết bị bí ẩn trên, đây là dữ liệu được bảo mật. Nhiều người tin rằng tại Mỹ, thông tin được gửi và nhận không phải từ Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, mà từ một căn phòng trong Lầu Năm Góc.

Cũng không ai biết vị trí của "điện thoại đỏ" ở Nga. Vào năm 1988, một số phương tiện truyền thông đã viết rằng thiết bị này nằm trong Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ngày nay, có lẽ nó đã được đưa đến Phủ Tổng thống trên Quảng trường Đỏ.

Cũng không ai biết vị trí của "điện thoại đỏ" ở Nga. Vào năm 1988, một số phương tiện truyền thông đã viết rằng thiết bị này nằm trong Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng ngày nay, có lẽ nó đã được đưa đến Phủ Tổng thống trên Quảng trường Đỏ.

“Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga - ông John Sullivan từng nói với các phóng viên rằng bản thân không muốn tiết lộ phiên bản hiện đại của chiếc 'điện thoại đỏ' nổi tiếng trông như thế nào".

“Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga - ông John Sullivan từng nói với các phóng viên rằng bản thân không muốn tiết lộ phiên bản hiện đại của chiếc 'điện thoại đỏ' nổi tiếng trông như thế nào".

"Nhà ngoại giao nói rằng ông ấy chưa sẵn sàng tiết lộ chi tiết nhằm bảo vệ kênh liên lạc này, và để Mỹ vẫn có thể duy trì việc liên lạc thường xuyên với Nga”, các nhà phân tích Trung Quốc viết rõ.

"Nhà ngoại giao nói rằng ông ấy chưa sẵn sàng tiết lộ chi tiết nhằm bảo vệ kênh liên lạc này, và để Mỹ vẫn có thể duy trì việc liên lạc thường xuyên với Nga”, các nhà phân tích Trung Quốc viết rõ.

"Điện thoại đỏ" thực sự nằm sau bức màn bí mật. Cả hai bên đều không chính thức tiết lộ tất cả các trường hợp họ sử dụng đường dây nóng. Tuy nhiên các nhà phân tích Trung Quốc đã nói về thông điệp đầu tiên được gửi vào ngày 30/8/1963.

"Điện thoại đỏ" thực sự nằm sau bức màn bí mật. Cả hai bên đều không chính thức tiết lộ tất cả các trường hợp họ sử dụng đường dây nóng. Tuy nhiên các nhà phân tích Trung Quốc đã nói về thông điệp đầu tiên được gửi vào ngày 30/8/1963.

“Washington đã gửi thông điệp đầu tiên qua 'điện thoại đỏ', đó là 'Một con cáo nâu nhanh nhẹn nhảy qua một con chó lười biếng 1234567890'”, tờ Baijiahao trích đăng.

Cụm từ này chứa tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh: Trước đây câu này thường được phía Mỹ sử dụng để kiểm tra máy đánh chữ, bây giờ nó thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bàn phím máy tính.

Cụm từ này chứa tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh: Trước đây câu này thường được phía Mỹ sử dụng để kiểm tra máy đánh chữ, bây giờ nó thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bàn phím máy tính.

Nếu tính đến tất cả các con số được thêm vào sau "cáo nâu và chó lười", thì chúng ta có thể kết luận rằng theo cách này, phía Mỹ đã tiến hành thử nghiệm chiếc "Điện thoại đỏ" của mình.

Nếu tính đến tất cả các con số được thêm vào sau "cáo nâu và chó lười", thì chúng ta có thể kết luận rằng theo cách này, phía Mỹ đã tiến hành thử nghiệm chiếc "Điện thoại đỏ" của mình.

Có lẽ Liên Xô cũng quyết định gửi một thông điệp dạng tương tự đến Mỹ với mục đích kiểm tra đường dây nóng, chẳng hạn như: “Ăn thêm một ít bánh cuộn mềm kiểu Pháp và uống một chút trà”, tờ báo tiếng Trung dự đoán.

Có lẽ Liên Xô cũng quyết định gửi một thông điệp dạng tương tự đến Mỹ với mục đích kiểm tra đường dây nóng, chẳng hạn như: “Ăn thêm một ít bánh cuộn mềm kiểu Pháp và uống một chút trà”, tờ báo tiếng Trung dự đoán.

Nhưng điều đáng chú ý là các bên ban đầu đồng ý rằng Moskva sẽ gửi thông điệp bằng tiếng Nga và Washington bằng tiếng Anh, sau đó người nhận sẽ phải xử lý bản dịch.

Nhưng điều đáng chú ý là các bên ban đầu đồng ý rằng Moskva sẽ gửi thông điệp bằng tiếng Nga và Washington bằng tiếng Anh, sau đó người nhận sẽ phải xử lý bản dịch.

Tuy nhiên sau đó đường dây nóng đã được sử dụng khá thành công. Được biết, vào ngày 25/8/1979, Tổng bí thư Leonid Brezhnev đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình với Tổng thống Jimmy Carter trước việc một phi công Liên Xô bị giam giữ ở New York.

Tuy nhiên sau đó đường dây nóng đã được sử dụng khá thành công. Được biết, vào ngày 25/8/1979, Tổng bí thư Leonid Brezhnev đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình với Tổng thống Jimmy Carter trước việc một phi công Liên Xô bị giam giữ ở New York.

Và vào tháng 12 cùng năm, một cuộc gọi phản đối từ Washington trên “điện thoại đỏ” đã được ghi nhận với thông điệp chống lại việc Quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan.

Và vào tháng 12 cùng năm, một cuộc gọi phản đối từ Washington trên “điện thoại đỏ” đã được ghi nhận với thông điệp chống lại việc Quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan.

“Đường dây nóng này chắc chắn đã chứng kiến nhiều sự kiện kịch tính khác nhau, nhưng phần lớn trong số đó vẫn được bảo mật”, tờ báo Trung Quốc viết.

“Đường dây nóng này chắc chắn đã chứng kiến nhiều sự kiện kịch tính khác nhau, nhưng phần lớn trong số đó vẫn được bảo mật”, tờ báo Trung Quốc viết.

Sự kiện công khai gần nhất là vào năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã dùng "điện thoại đỏ" và yêu cầu Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ. Moskva bị đổ lỗi cho điều này, bất chấp họ khẳng định không liên quan.

Sự kiện công khai gần nhất là vào năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã dùng "điện thoại đỏ" và yêu cầu Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ. Moskva bị đổ lỗi cho điều này, bất chấp họ khẳng định không liên quan.

Đường dây nóng được sử dụng như thế nào trong thời kỳ đầy khó khăn hiện nay thì các bên không tiết lộ, nhưng cựu Đại sứ Sullivan nói rằng những cuộc trao đổi quan điểm vẫn đang diễn ra, và chiếc điện thoại đỏ" không im lặng.

Đường dây nóng được sử dụng như thế nào trong thời kỳ đầy khó khăn hiện nay thì các bên không tiết lộ, nhưng cựu Đại sứ Sullivan nói rằng những cuộc trao đổi quan điểm vẫn đang diễn ra, và chiếc điện thoại đỏ" không im lặng.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chiec-dien-thoai-do-day-bi-an-giua-lien-xo-va-my-van-con-hoat-dong-cho-den-ngay-nay-post519420.antd