Là một sản phẩm của Hybrid Air Vehicles, Airlander 10 được cấu tạo bởi một phần của khinh khí cầu, một phần máy bay trực thăng và một phần như máy bay phản lực thương mại. Ảnh: Airlander.
Với chiều dài hơn 90 m, chú chim sắt này dài hơn 18 m so với Airbus A380, chiếc máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Ảnh: Gas World.
Chiếc máy bay hình dáng kỳ lạ này có thể đạt tốc độ bay tối đa 148 km/h. Ảnh: Daily Mail.
Nội thất của máy bay Airlander 10 được đánh giá là rất cao cấp và sang trọng. Ảnh: Airlander.
Trong máy bay có tổng cộng 10 phòng ngủ riêng, quầy bar và khu vực tiếp khách. Ảnh: Airlander.
Thiết kế sàn nhìn xuyên thấu sẽ mang đến cho hành khách tầm nhìn tuyệt vời ở mọi góc độ từ độ cao 4.900 m. Ảnh: Airlander.
Khu bếp và quầy bar trong máy bay. Ảnh: Airlander.
Còn gì tuyệt hơn khi được nằm trên chiếc giường êm ái và ngắm nhìn những đám mây bay trên bầu trời. Ảnh: Cover Images.
Khu tiếp khách rộng rãi và sang trọng. Ảnh: Cover Images.
Theo đại diện Hybrid Air Vehicles, thông điệp mà Airlander 10 muốn gửi gắm tới mọi người là biến việc bay lượn trên bầu trời trở thành một trải nghiệm đáng nhớ hơn là việc di chuyển đơn thuần. Ảnh: Inverse.
"Du lịch hàng không đã quá phổ biến về việc đi từ địa điểm này đến địa điểm khác trong thời gian càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, với Airlander 10, chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng niềm vui và trải nghiệm thú vị trong mỗi chuyến đi hơn là việc trông ngóng xem bao giờ sẽ đến nơi”, CEO Stephen McGlennan cho biết. Ảnh: Travel+Leisure.
Trong quá khứ, chiếc máy bay này từng bị rơi trong cuộc thử nghiệm lần thứ 2 vào năm 2016. Năm 2017, nó cũng đã gặp sự cố trước khi đưa vào hoạt động chính thức. Ảnh: Telegraph.
Hương Giang