Chiếc xe tăng thảm họa trong lịch sử công nghệ quân sự Mỹ

Được ví như chiếc 'lò nướng' di dộng trên chiến trường Việt Nam, những chiếc xe tăng M551 Sheridan thực sự là nỗi thất vọng của Quân đội Mỹ.

Với sức mạnh quân sự và khoa học công nghệ của mình, người Mỹ lúc nào cũng luôn mơ mộng về một loại vũ khí trên cả hoàn hảo, có thể phát huy hiệu quả trên mọi loại chiến trường. Tuy nhiên thực tế lại khác xa kỳ vọng. Ngay tại chiến trường Việt Nam, người Mỹ đã từng phải nhận một “trái đắng đúng nghĩa” mang tên M551 Sheridan. Ảnh: Tư liệu.

Với sức mạnh quân sự và khoa học công nghệ của mình, người Mỹ lúc nào cũng luôn mơ mộng về một loại vũ khí trên cả hoàn hảo, có thể phát huy hiệu quả trên mọi loại chiến trường. Tuy nhiên thực tế lại khác xa kỳ vọng. Ngay tại chiến trường Việt Nam, người Mỹ đã từng phải nhận một “trái đắng đúng nghĩa” mang tên M551 Sheridan. Ảnh: Tư liệu.

Với nhiều yêu cầu được đặt ra, như hỏa lực tương đương các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) để thay thế những dòng xe tăng từ thời thế chiến. Rồi đòi hỏi trọng lượng xe tăng phải nhẹ hơn để đi xa hơn, nhanh hơn.

Với nhiều yêu cầu được đặt ra, như hỏa lực tương đương các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) để thay thế những dòng xe tăng từ thời thế chiến. Rồi đòi hỏi trọng lượng xe tăng phải nhẹ hơn để đi xa hơn, nhanh hơn.

Đến khi giới quân sự Mỹ thiết kế được hai nguyên mẫu T-71, T-92, thì thấy Liên Xô cho ra đời chiếc PT-76 biết lội nước vào năm 1952, hay T54/55 có cải tiến bắn tên lửa qua nòng thì cũng chạy đua theo.

Đến khi giới quân sự Mỹ thiết kế được hai nguyên mẫu T-71, T-92, thì thấy Liên Xô cho ra đời chiếc PT-76 biết lội nước vào năm 1952, hay T54/55 có cải tiến bắn tên lửa qua nòng thì cũng chạy đua theo.

Các chuyên gia quân sự Mỹ đã “đập đi xây mới lại” để xe tăng của mình cũng biết bơi, biết bắn tên lửa qua đầu nòng. Khi thấy Liên Xô chưa có công nghệ xe tăng nhảy dù, đạn pháo không vỏ thì Mỹ đã tính đi trước Liên Xô về những công nghệ này!

Các chuyên gia quân sự Mỹ đã “đập đi xây mới lại” để xe tăng của mình cũng biết bơi, biết bắn tên lửa qua đầu nòng. Khi thấy Liên Xô chưa có công nghệ xe tăng nhảy dù, đạn pháo không vỏ thì Mỹ đã tính đi trước Liên Xô về những công nghệ này!

Chính vì vậy, những kỹ sư của Mỹ đã cho ra đời "Phương tiện trinh sát/đổ bộ đường không bọc thép", với tên gọi là xe tăng M551 Sheridan được ra đời vào năm 1969 và ngay lập tức được đem đi thử lửa trên chiến trường Việt Nam.

Chính vì vậy, những kỹ sư của Mỹ đã cho ra đời "Phương tiện trinh sát/đổ bộ đường không bọc thép", với tên gọi là xe tăng M551 Sheridan được ra đời vào năm 1969 và ngay lập tức được đem đi thử lửa trên chiến trường Việt Nam.

Chưa kịp ra trận, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã phanh phui những gian lận trong quá trình thực hiện dự án, tiền của dự án đã bị ăn chặn dẫn đến nhiều thiết kế của xe tăng bị thay đổi.

Chưa kịp ra trận, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã phanh phui những gian lận trong quá trình thực hiện dự án, tiền của dự án đã bị ăn chặn dẫn đến nhiều thiết kế của xe tăng bị thay đổi.

Sau đó, các vấn đề liên quan đến thiết kế ở đạn pháo, nòng pháo, các thiết bị điện tử bị đưa ra khiến nghị trường Mỹ không thôi chất vấn Quân đội Mỹ, đồng thời lo lắng cho số phận các kíp lái M551 trên chiến trường.

Sau đó, các vấn đề liên quan đến thiết kế ở đạn pháo, nòng pháo, các thiết bị điện tử bị đưa ra khiến nghị trường Mỹ không thôi chất vấn Quân đội Mỹ, đồng thời lo lắng cho số phận các kíp lái M551 trên chiến trường.

Và đúng như những lo lắng kể trên, trên chiến trường Việt Nam, M551 Sherridan đúng như cái “lò nướng” lính Mỹ di động! Vừa mới triển khai từ tháng 1, sang ngày 15/2/1969, một chiếc M551 Sheridan đã cán phải một quả mìn chống tăng của quân giải phóng.

Và đúng như những lo lắng kể trên, trên chiến trường Việt Nam, M551 Sherridan đúng như cái “lò nướng” lính Mỹ di động! Vừa mới triển khai từ tháng 1, sang ngày 15/2/1969, một chiếc M551 Sheridan đã cán phải một quả mìn chống tăng của quân giải phóng.

Vụ nổ được cho là không quá mạnh nhưng đã... kích nổ một viên đạn không vỏ 152mm bên trong khiến cả chiếc xe nổ tung. Cuối năm đó, trong một chuyến vượt sông gần vĩ tuyến 17, 3 trong tổng số 9 chiếc Sheridan cũng lại bị trúng mìn và tan xác. Tháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị tiêu diệt chỉ trong một ngày vì trúng B41 của quân giải phóng.

Vụ nổ được cho là không quá mạnh nhưng đã... kích nổ một viên đạn không vỏ 152mm bên trong khiến cả chiếc xe nổ tung. Cuối năm đó, trong một chuyến vượt sông gần vĩ tuyến 17, 3 trong tổng số 9 chiếc Sheridan cũng lại bị trúng mìn và tan xác. Tháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị tiêu diệt chỉ trong một ngày vì trúng B41 của quân giải phóng.

Nhưng điều khiến quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam khiếp đảm nhất ở M551 Sheridan chính lại nằm ở việc phải sửa chữa quá nhiều. Nhiều tới cỡ thời gian xe ra mặt trận thì ít mà ở trong nhà máy công binh xưởng sửa chữa thì nhiều khủng khiếp.

Nhưng điều khiến quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam khiếp đảm nhất ở M551 Sheridan chính lại nằm ở việc phải sửa chữa quá nhiều. Nhiều tới cỡ thời gian xe ra mặt trận thì ít mà ở trong nhà máy công binh xưởng sửa chữa thì nhiều khủng khiếp.

Trước tình hình trên, Mỹ phải tiến hành một đợt thanh kiểm tra tất cả các xe vào tháng 5/1969. Con số thống kê sau đó khiến mọi người phải sốc. Tổng cộng, các xe có 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 lần bắn không thành công, lỗi 140 quả đạn và 25 lần cháy động cơ. Tháp pháo phát hiện 125 lỗi hệ thống điện.

Trước tình hình trên, Mỹ phải tiến hành một đợt thanh kiểm tra tất cả các xe vào tháng 5/1969. Con số thống kê sau đó khiến mọi người phải sốc. Tổng cộng, các xe có 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 lần bắn không thành công, lỗi 140 quả đạn và 25 lần cháy động cơ. Tháp pháo phát hiện 125 lỗi hệ thống điện.

Trước hết là thiết kế vỏ giáp bằng hợp kim nhôm 7039 kế thừa từ hợp kim nhôm 5083 của xe thiết giáp M113. Căn cứ vào thực tế chiến đấu, loại hợp kim này chỉ có độ chống xuyên bằng 1/3 hợp kim thép cùng độ dày.

Trước hết là thiết kế vỏ giáp bằng hợp kim nhôm 7039 kế thừa từ hợp kim nhôm 5083 của xe thiết giáp M113. Căn cứ vào thực tế chiến đấu, loại hợp kim này chỉ có độ chống xuyên bằng 1/3 hợp kim thép cùng độ dày.

Điều tồi tệ hơn là để cho xe nhẹ đi, phục vụ cho khả năng vận tải đường không, nhảy dù, lội nước và đi lại linh hoạt hơn, lớp giáp này đã bị giảm bớt rất nhiều. Thành ra, xe chỉ chịu được hỏa lực của súng máy 20mm ở mặt trước và 14,5 mm ở các vị trí còn lại, nhưng vô dụng trước B40, B41 của quân giải phóng.

Điều tồi tệ hơn là để cho xe nhẹ đi, phục vụ cho khả năng vận tải đường không, nhảy dù, lội nước và đi lại linh hoạt hơn, lớp giáp này đã bị giảm bớt rất nhiều. Thành ra, xe chỉ chịu được hỏa lực của súng máy 20mm ở mặt trước và 14,5 mm ở các vị trí còn lại, nhưng vô dụng trước B40, B41 của quân giải phóng.

Các thiết bị điện tử trong xe chất lượng rất kém, quá nhạy cảm với thời tiết và nhịp độ chiến đấu ở Việt Nam. Chỉ cần vài phát bắn là có thể gặp trục trặc. Để không thì cũng bị khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam gây hỏng với tốc độ phải kiểm tra thường xuyên hàng tuần.

Các thiết bị điện tử trong xe chất lượng rất kém, quá nhạy cảm với thời tiết và nhịp độ chiến đấu ở Việt Nam. Chỉ cần vài phát bắn là có thể gặp trục trặc. Để không thì cũng bị khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam gây hỏng với tốc độ phải kiểm tra thường xuyên hàng tuần.

Chất lượng tháp pháo cũng rất kém. Pháo M81 152mm của xe bị phàn nàn là nhanh bị nứt khóa nòng sau khi bắn. Đến khi thay thế bằng khẩu M81E1 thì lại bị phàn nàn là có độ giật quá lớn khiến sau mỗi phát đạn bắn xong là trong xe xóc loạn lên.

Chất lượng tháp pháo cũng rất kém. Pháo M81 152mm của xe bị phàn nàn là nhanh bị nứt khóa nòng sau khi bắn. Đến khi thay thế bằng khẩu M81E1 thì lại bị phàn nàn là có độ giật quá lớn khiến sau mỗi phát đạn bắn xong là trong xe xóc loạn lên.

Hậu quả sau phát bắn là “mớ thiết bị điện tử liễu yếu đào tơ” lại bị hỏng theo. Hệ quả kéo theo là khả năng bắn tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh như “quảng cáo” gần như là không thể.

Hậu quả sau phát bắn là “mớ thiết bị điện tử liễu yếu đào tơ” lại bị hỏng theo. Hệ quả kéo theo là khả năng bắn tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh như “quảng cáo” gần như là không thể.

Do thiết kế xe quá chật hẹp, mỗi xe chỉ mang theo cơ số 20 quả đạn pháo và 9 quả tên lửa chống tăng. Nhưng điều đáng sợ nhất là số đạn pháo không vỏ cực kỳ kém an toàn.

Do thiết kế xe quá chật hẹp, mỗi xe chỉ mang theo cơ số 20 quả đạn pháo và 9 quả tên lửa chống tăng. Nhưng điều đáng sợ nhất là số đạn pháo không vỏ cực kỳ kém an toàn.

Đa phần các xe bị quân giải phóng hạ được đều do bị bắn trúng xe, kích nổ số thuốc đạn pháo bên trong. Một kinh nghiệm xương máu mà các kíp lái M551 thường truyền tai nhau là không nên nạp đạn sẵn vào nòng mà chỉ nên nạp đạn khi chắc chắn sẽ bắn viên đạn ngay lập tức nhằm tránh phần thuốc phóng cọ xát vào khóa nòng và nổ.

Đa phần các xe bị quân giải phóng hạ được đều do bị bắn trúng xe, kích nổ số thuốc đạn pháo bên trong. Một kinh nghiệm xương máu mà các kíp lái M551 thường truyền tai nhau là không nên nạp đạn sẵn vào nòng mà chỉ nên nạp đạn khi chắc chắn sẽ bắn viên đạn ngay lập tức nhằm tránh phần thuốc phóng cọ xát vào khóa nòng và nổ.

Trong suốt giai đoạn 1969 đến 1973, khoảng 200 chiếc M551 tham chiến ở Việt Nam với hy vọng có thể chứng minh được sự tiến bộ của nền khoa học quân sự Mỹ. Nhưng đổi lại chỉ là một cái kết nhạt nhòa.

Trong suốt giai đoạn 1969 đến 1973, khoảng 200 chiếc M551 tham chiến ở Việt Nam với hy vọng có thể chứng minh được sự tiến bộ của nền khoa học quân sự Mỹ. Nhưng đổi lại chỉ là một cái kết nhạt nhòa.

M551 thay vì là “mãnh tướng trinh sát” thì lại trở thành “nàng tiểu thư đỏng đảnh” khiến các đội công binh xưởng tại chỗ cứ hơi tí lại phải sửa rồi đợi bên Mỹ gửi bản update mới.

M551 thay vì là “mãnh tướng trinh sát” thì lại trở thành “nàng tiểu thư đỏng đảnh” khiến các đội công binh xưởng tại chỗ cứ hơi tí lại phải sửa rồi đợi bên Mỹ gửi bản update mới.

Cuối cùng, đến khi Mỹ cuốn cờ khỏi Việt Nam, số phận của xe coi như đã được định đoạt! Về sau này, xe chỉ tham gia thêm hai cuộc chiến nữa là Chiến dịch đổ bộ vào Panama (1989 - 1990), Chiến dịch Bão táp sa mạc (1990 - 1991) rồi bị loại biên không thương tiếc vào năm 1997, kết thúc giấc mơ về một chiếc xe chiến đấu toàn năng của người Mỹ.

Cuối cùng, đến khi Mỹ cuốn cờ khỏi Việt Nam, số phận của xe coi như đã được định đoạt! Về sau này, xe chỉ tham gia thêm hai cuộc chiến nữa là Chiến dịch đổ bộ vào Panama (1989 - 1990), Chiến dịch Bão táp sa mạc (1990 - 1991) rồi bị loại biên không thương tiếc vào năm 1997, kết thúc giấc mơ về một chiếc xe chiến đấu toàn năng của người Mỹ.

Lê Quang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chiec-xe-tang-tham-hoa-trong-lich-su-cong-nghe-quan-su-my-1982184.html