Chiêm ngưỡng 10 tên lửa không đối không nổi bật nhất năm 2020

Tên lửa không đối không (AAM) là tên lửa được phóng từ một máy bay với mục đích tiêu diệt mục tiêu trên không - thường là máy bay của đối phương.

Đầu tiên trong danh sách là tên lửa không đối không METEOR, do Liên minh Châu Âu sản xuất. METEOR là loại tên lửa không đối không tầm xa, dẫn đường bằng radar chủ động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đầu tiên trong danh sách là tên lửa không đối không METEOR, do Liên minh Châu Âu sản xuất. METEOR là loại tên lửa không đối không tầm xa, dẫn đường bằng radar chủ động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại tên lửa không đối không này được sản xuất để cung cấp cho 6 quốc gia châu Âu và có thể được tích hợp trên các máy bay Typhoon của châu Âu, Saab Gripen của Thụy Điển và Rafale của Pháp; ngoài ra METEOR cũng có thể được sử dụng trên máy bay tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại tên lửa không đối không này được sản xuất để cung cấp cho 6 quốc gia châu Âu và có thể được tích hợp trên các máy bay Typhoon của châu Âu, Saab Gripen của Thụy Điển và Rafale của Pháp; ngoài ra METEOR cũng có thể được sử dụng trên máy bay tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ hai là loại tên lửa không đối không IRIS-T, đây là loại tên lửa phát triển bởi nhiều quốc gia, do Diehl BGT Defense của Đức lãnh đạo; mục đích nhằm thay thế tên lửa AIM-9 Sidewinder do Mỹ sản xuất, hiện đang được trang bị cho các thành viên NATO tại châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ hai là loại tên lửa không đối không IRIS-T, đây là loại tên lửa phát triển bởi nhiều quốc gia, do Diehl BGT Defense của Đức lãnh đạo; mục đích nhằm thay thế tên lửa AIM-9 Sidewinder do Mỹ sản xuất, hiện đang được trang bị cho các thành viên NATO tại châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ ba là tên lửa đối không MICA của Pháp; MICA là dòng tên lửa không đối không đa nhiệm vụ, sử dụng nhiên liệu rắn, có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu từ hạng trung đến hạng nhẹ do Pháp chế tạo như Rafale và các phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu một động cơ Mirage 2000-5. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ ba là tên lửa đối không MICA của Pháp; MICA là dòng tên lửa không đối không đa nhiệm vụ, sử dụng nhiên liệu rắn, có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu từ hạng trung đến hạng nhẹ do Pháp chế tạo như Rafale và các phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu một động cơ Mirage 2000-5. Nguồn ảnh: Pinterest.

Do sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, giúp MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa 80 km (khi ở độ cao 10 km) hoặc 20 km (khi ở độ cao 3.000 mét). MICA có sẵn hai phiên bản, đó là phiên bản dẫn đường bằng hồng ngoại (MICA IR) và radar (MICA RF). Nguồn ảnh: Pinterest.

Do sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, giúp MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa 80 km (khi ở độ cao 10 km) hoặc 20 km (khi ở độ cao 3.000 mét). MICA có sẵn hai phiên bản, đó là phiên bản dẫn đường bằng hồng ngoại (MICA IR) và radar (MICA RF). Nguồn ảnh: Pinterest.

Tên lửa ở vị trí thứ tư là loại tên lửa không đối không ASTRA có nguồn gốc từ Ấn Độ; đây là tên lửa hoạt động trong mọi thời tiết, cả ngày và đêm và có tốc độ Mach 4,5; tầm bắn hiệu quả khoảng 100km và sẽ thay thế các tên lửa cùng loại của Nga, Pháp và Israel đang được trang bị trên máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tên lửa ở vị trí thứ tư là loại tên lửa không đối không ASTRA có nguồn gốc từ Ấn Độ; đây là tên lửa hoạt động trong mọi thời tiết, cả ngày và đêm và có tốc độ Mach 4,5; tầm bắn hiệu quả khoảng 100km và sẽ thay thế các tên lửa cùng loại của Nga, Pháp và Israel đang được trang bị trên máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ năm là tên lửa không đối không PYTHON-5 do Rafael của Israel sản xuất; dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong và ngoài tầm nhìn. PYTHON-5 được trang bị bộ tìm kiếm hình ảnh quang điện tử tiên tiến, với khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng. Tên lửa có thể khóa vào các mục tiêu sau khi phóng, ngay cả khi mục tiêu lệch 100 độ so với hướng bay của tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ năm là tên lửa không đối không PYTHON-5 do Rafael của Israel sản xuất; dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong và ngoài tầm nhìn. PYTHON-5 được trang bị bộ tìm kiếm hình ảnh quang điện tử tiên tiến, với khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng. Tên lửa có thể khóa vào các mục tiêu sau khi phóng, ngay cả khi mục tiêu lệch 100 độ so với hướng bay của tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ sáu trong danh sách là tên lửa phóng ngoài tầm nhìn, hoạt động trong mọi thời tiết AIM-120 AMRAAM, do công ty Raytheon của Mỹ sản xuất. Tên lửa sử dụng nguyên lý dẫn đường "bắn và quên", do radar của tên lửa có thể tự dẫn mục tiêu, thay vì dùng radar bán chủ động, để bám bắt mục tiêu như tên lửa Aim-7 Sparrow thế hệ trước. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ sáu trong danh sách là tên lửa phóng ngoài tầm nhìn, hoạt động trong mọi thời tiết AIM-120 AMRAAM, do công ty Raytheon của Mỹ sản xuất. Tên lửa sử dụng nguyên lý dẫn đường "bắn và quên", do radar của tên lửa có thể tự dẫn mục tiêu, thay vì dùng radar bán chủ động, để bám bắt mục tiêu như tên lửa Aim-7 Sparrow thế hệ trước. Nguồn ảnh: Pinterest.

AIM-120 AMRAAM đang được biên chế trong Không quân, Hải quân Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ; AIM-120 AMRAAM được tích hợp với các máy bay chiến đấu như của Mỹ sản xuất như F-4/15/16/22/35 và F/A-18; ngoài ra, một số loại máy bay của các quốc gia đồng minh như Typhoon, Gripen, Tornado, Harrier đều có thể sử dụng loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Pinterest.

AIM-120 AMRAAM đang được biên chế trong Không quân, Hải quân Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ; AIM-120 AMRAAM được tích hợp với các máy bay chiến đấu như của Mỹ sản xuất như F-4/15/16/22/35 và F/A-18; ngoài ra, một số loại máy bay của các quốc gia đồng minh như Typhoon, Gripen, Tornado, Harrier đều có thể sử dụng loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ bảy là tên lửa tầm ngắn AIM-9X-SIDEWINDER, do Raytheon của Mỹ sản xuất. Đây là tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại; được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ cũng như quân đội các quốc gia đồng minh của Mỹ; loại tên lửa này được đánh giá là có mức chính xác cao, kháng nhiễu tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ bảy là tên lửa tầm ngắn AIM-9X-SIDEWINDER, do Raytheon của Mỹ sản xuất. Đây là tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại; được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ cũng như quân đội các quốc gia đồng minh của Mỹ; loại tên lửa này được đánh giá là có mức chính xác cao, kháng nhiễu tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ tám là tên lửa AIM-132-ASRAAM do Anh và Mỹ hợp tác sản xuất. AIM-132 ASRAAM là tên lửa không đối không tầm ngắn, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng hồng ngoại, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Đầu dò của AIM-132 ASRAAM có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện được nhiệt lượng của vỏ máy bay do việc co xát với không khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ tám là tên lửa AIM-132-ASRAAM do Anh và Mỹ hợp tác sản xuất. AIM-132 ASRAAM là tên lửa không đối không tầm ngắn, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng hồng ngoại, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Đầu dò của AIM-132 ASRAAM có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện được nhiệt lượng của vỏ máy bay do việc co xát với không khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tên lửa AIM-132-ASRAAM được thiết kế như một vũ khí “bắn và quên”, có thể tìm được mục tiêu bị che khuất trong đám mây cũng như các biện pháp đối phó hồng ngoại phức tạp. Tên lửa được trang bị cho máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado, và sẽ được tích hợp với F-35 của Anh như một vũ khí chủ lực. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tên lửa AIM-132-ASRAAM được thiết kế như một vũ khí “bắn và quên”, có thể tìm được mục tiêu bị che khuất trong đám mây cũng như các biện pháp đối phó hồng ngoại phức tạp. Tên lửa được trang bị cho máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado, và sẽ được tích hợp với F-35 của Anh như một vũ khí chủ lực. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ chín là tên lửa DERBY, được phát triển bởi công ty quốc phòng Rafael của Israel, đây là loại tên lửa không đối không tầm xa. So với các đối thủ khác, DERBY được thiết kế cho cả không chiến trong lẫn ngoài tầm nhìn; tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng kháng nhiễu điện tử cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thứ chín là tên lửa DERBY, được phát triển bởi công ty quốc phòng Rafael của Israel, đây là loại tên lửa không đối không tầm xa. So với các đối thủ khác, DERBY được thiết kế cho cả không chiến trong lẫn ngoài tầm nhìn; tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng kháng nhiễu điện tử cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ mười trong danh sách là tên lửa R77 do Nga sản xuất; đây là loại tên lửa phóng ngoài tầm nhìn, sử dụng hệ thống tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động. R77 là đối thủ ngang ngửa với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đứng thứ mười trong danh sách là tên lửa R77 do Nga sản xuất; đây là loại tên lửa phóng ngoài tầm nhìn, sử dụng hệ thống tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động. R77 là đối thủ ngang ngửa với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ phóng thử tên lửa.

Quang Hưng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chiem-nguong-10-ten-lua-khong-doi-khong-noi-bat-nhat-nam-2020-1473839.html