Chiêm ngưỡng bộ bàn ghế tiền tỷ đại gia dát vàng chơi Tết

Cơ sở làm quỳ vàng bạc, sơn son thếp vàng của nghệ nhân Lê Bá Chung (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) là nơi cho ra lò những sản phẩm dát vàng có giá trị rất lớn.

Dịp sát Tết là thời điểm những người thợ làng Kiêu Kỵ nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất do nhu cầu sửa sang đình, đền, dát vàng hoành phi câu đối, đồ nội thất chơi Tết.

Tới thăm nhà nghệ nhân Lê Bá Chung những ngày này, bất cứ ai cũng ấn tượng với bộ bàn ghế dát vàng rực rỡ được đặt giữa sân nhà. Ông Chung cho hay, bộ bàn ghế được đặt dát vàng bởi một vị khách quen. Giá trị của nó là 1,1 tỷ đồng, cộng thêm chi phí dát vàng là 380 triệu đồng. Để dát vàng kín bộ bàn ghế và chiếc sập gỗ, ông cần 8 cây vàng.

Để hoàn thiện đơn hàng lớn như thế này, ông Chung cần một đội thợ gồm 5-6 người, làm trong suốt 1 tháng, trong đó công đoạn sơn lót là mất nhiều thời gian nhất.

Làm quỳ vàng bạc đã 4 đời nhưng ông Chung mới quay trở lại với nghề sơn son thếp vàng từ năm 2014. Suốt 6 năm nay, ông có cơ hội được dát vàng cho nhiều công trình, sản phẩm có giá trị lớn trong Nam ngoài Bắc.

Một số hình ảnh sản phẩm dát vàng, bạc tại nhà riêng và nhà xưởng của nghệ nhân Lê Bá Chung:

Bộ bàn ghế trị giá gần 1,5 tỷ đồng cả chi phí dát vàng

Bộ bàn ghế trị giá gần 1,5 tỷ đồng cả chi phí dát vàng

Để dát vàng toàn bộ bộ sản phẩm này, đội thợ phải làm việc trong vòng 1 tháng

Để dát vàng toàn bộ bộ sản phẩm này, đội thợ phải làm việc trong vòng 1 tháng

Bộ bàn ghế chiếm gần hết diện tích sân nhà

Bộ bàn ghế chiếm gần hết diện tích sân nhà

Những bức tượng dát vàng được đặt trong phòng khách gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung

Những bức tượng dát vàng được đặt trong phòng khách gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung

Ông Chung cho biết, những sản phẩm dát vàng nếu bảo quản tốt có thể có tuổi thọ tới hàng trăm năm

Ông Chung cho biết, những sản phẩm dát vàng nếu bảo quản tốt có thể có tuổi thọ tới hàng trăm năm

Bộ câu đối được dát bạc màu

Bộ câu đối được dát bạc màu

Bạc màu vàng trông khá giống vàng nhưng người thợ lâu năm có thể phân biệt được dễ dàng

Bạc màu vàng trông khá giống vàng nhưng người thợ lâu năm có thể phân biệt được dễ dàng

2 người thợ đang đánh giấy ráp các chi tiết của sản phẩm

2 người thợ đang đánh giấy ráp các chi tiết của sản phẩm

Công việc bóc tách lá vàng được thực hiện trong nhà, chủ yếu là do phụ nữ làm

Công việc bóc tách lá vàng được thực hiện trong nhà, chủ yếu là do phụ nữ làm

Những lá vàng này còn tiếp tục được đập bằng búa để mỏng hơn nữa

Những lá vàng này còn tiếp tục được đập bằng búa để mỏng hơn nữa

Người trong nghề gọi những việc này là 'làm mâm'

Người trong nghề gọi những việc này là 'làm mâm'

Vàng vụn sẽ được gom để nấu lại

Vàng vụn sẽ được gom để nấu lại

Các thợ đánh quỳ làm nhiệm vụ tán mỏng lá vàng bằng búa đập lên đe đá

Các thợ đánh quỳ làm nhiệm vụ tán mỏng lá vàng bằng búa đập lên đe đá

Sản phẩm chuột vàng để chơi Tết năm Mậu Tí

Sản phẩm chuột vàng để chơi Tết năm Mậu Tí

Để dát vàng mỗi con chuột cần 1 chỉ vàng

Để dát vàng mỗi con chuột cần 1 chỉ vàng

Nhà thờ tổ nghề quỳ vàng bạc và sơn son thếp vàng của xã Kiêu Kỵ

Nhà thờ tổ nghề quỳ vàng bạc và sơn son thếp vàng của xã Kiêu Kỵ

Nhà thờ được xây dựng từ năm 2008, là nơi để các gia đình làm nghề trong xã tụ họp

Nhà thờ được xây dựng từ năm 2008, là nơi để các gia đình làm nghề trong xã tụ họp

Nghề làm quỳ, sơn son thếp vàng ở xã Kiêu Kỵ đã tồn tại khoảng 300-400 năm nay.

Nghề làm quỳ, sơn son thếp vàng ở xã Kiêu Kỵ đã tồn tại khoảng 300-400 năm nay.

Nguyễn Thảo - Ngọc Trang

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/chiem-nguong-bo-ban-ghe-tien-ty-dai-gia-dat-vang-choi-tet-606316.html