Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng

Nằm trong chuỗi các hoạt động Văn hóa - Lễ hội hai bên bờ sông Hàn, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn thành phố tổ chức triển lãm chuyên đề 'Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3'.

Triển lãm "Sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng lần thứ 3" cho ra mắt công chúng nhiều bộ sưu tập cổ với hơn 50 hiện vật tiêu biểu như: Bộ sưu tập đồ gỗ thời nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của nhà sưu tập Hồ Anh Tuấn; Bộ sưu tập gốm Chu Đậu niên đại từ thế kỷ XVI -XVII của nhà sưu tập Trương Hoài Tuyên; Bộ sưu tập gốm sứ Trung quốc thế kỷ XVIII- XIX của nhà sưu tập Phạm Phú Khánh; Bộ sưu tập đèn dầu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của nhà sưu tập Lê Phước Quang và Bộ sưu tập tiền cổ của nhà sưu tập Đặng Lê Kim Hòa.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng nhiều hiện vật tiêu biểu, chọn lọc của các nhà sưu tập cổ vật. Ảnh: PHẠM NGA

Triển lãm giới thiệu đến công chúng nhiều hiện vật tiêu biểu, chọn lọc của các nhà sưu tập cổ vật. Ảnh: PHẠM NGA

Các cổ vật được trưng bày theo từng nhà sưu tập. Ảnh: PHẠM NGA

Các cổ vật được trưng bày theo từng nhà sưu tập. Ảnh: PHẠM NGA

Bộ gốm sứ Trung Quốc "Chóc có nắp" ở thế kỷ XVIII được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: PHẠM NGA

Bộ gốm sứ Trung Quốc "Chóc có nắp" ở thế kỷ XVIII được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: PHẠM NGA

Ông Đặng Lê Kim Hòa đem đến triển lãm lần này bộ sưu tập tiền cổ vô cùng quý hiếm. Ảnh: PHẠM NGA

Ông Đặng Lê Kim Hòa đem đến triển lãm lần này bộ sưu tập tiền cổ vô cùng quý hiếm. Ảnh: PHẠM NGA

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng: Các nhà sưu tập tư nhân chính là cánh tay nối dài góp phần cùng với ngành Văn hóa Đà Nẵng gìn giữ di sản quý báu mà cha ông để lại. Ảnh: PHẠM NGA

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng: Các nhà sưu tập tư nhân chính là cánh tay nối dài góp phần cùng với ngành Văn hóa Đà Nẵng gìn giữ di sản quý báu mà cha ông để lại. Ảnh: PHẠM NGA

Bộ sưu tập gốm Chu Đậu niên đại từ thế kỷ XVI -XVII của nhà sưu tập Trương Hoài Tuyên hấp dẫn khách tham quan. Ảnh: PHẠM NGA

Bộ sưu tập gốm Chu Đậu niên đại từ thế kỷ XVI -XVII của nhà sưu tập Trương Hoài Tuyên hấp dẫn khách tham quan. Ảnh: PHẠM NGA

Triển lãm sẽ là một cuộc du ngoạn về quá khứ, phục vụ nhu cầu thưởng lãm của công chúng về vẻ đẹp cổ vật từ các bộ sưu tập của người Đà Nẵng. Ảnh: PHẠM NGA

Triển lãm sẽ là một cuộc du ngoạn về quá khứ, phục vụ nhu cầu thưởng lãm của công chúng về vẻ đẹp cổ vật từ các bộ sưu tập của người Đà Nẵng. Ảnh: PHẠM NGA

"Thông qua cuộc triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam; qua đó nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị di sản thông qua các cổ vật là việc làm vô cùng ý nghĩa", ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết.

"Thông qua cuộc triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam; qua đó nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị di sản thông qua các cổ vật là việc làm vô cùng ý nghĩa", ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết.

Bộ sưu tập đèn cổ.Ảnh: PHẠM NGA

Bộ sưu tập đèn cổ.Ảnh: PHẠM NGA

PHẠM NGA

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/chiem-nguong-bo-suu-tap-co-vat-cua-nguoi-da-nang-post694154.html