Chiêm ngưỡng cây cầu ngói dáng rồng trên 500 năm tuổi đẹp nhất Thành Nam

Mang kiến trúc cổ xưa, độc đáo, cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút nhiều khách du lịch về tham quan và check-in những tấm hình đẹp ngất ngây cho riêng mình.

Cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) có tuổi đời hơn 500 năm, bắc qua sông Trung Giang. Cây cầu được xây dựng vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511. Cây cầu ngói từng nổi tiếng trong câu ca dao: Ai qua cầu Ngói chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề.

Cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) có tuổi đời hơn 500 năm, bắc qua sông Trung Giang. Cây cầu được xây dựng vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511. Cây cầu ngói từng nổi tiếng trong câu ca dao: Ai qua cầu Ngói chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề.

Ông Nguyễn Thanh Tiêu, Ban quản lý Quần thể di tích lịch sử cầu Ngói chợ Lương cho biết, đây là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, cùng với cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế và chùa Cầu phố cổ Hội An. Cây cầu là niềm tự hào của người dân nơi đây cũng như của tỉnh Nam Định".

Ông Nguyễn Thanh Tiêu, Ban quản lý Quần thể di tích lịch sử cầu Ngói chợ Lương cho biết, đây là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, cùng với cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế và chùa Cầu phố cổ Hội An. Cây cầu là niềm tự hào của người dân nơi đây cũng như của tỉnh Nam Định".

Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.

Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.

Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ "Quần Phương xã kiều", tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).

Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ "Quần Phương xã kiều", tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).

Ngói dùng để lợp là những viên ngói nam, được lợp rất khéo, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên.

Ngói dùng để lợp là những viên ngói nam, được lợp rất khéo, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên.

Mặt sàn của cầu là chất liệu bằng gỗ, có gờ giảm sóc để giúp đi lại đảm bảo an toàn. Phía bên trong, có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to, tạo nên một khung cảnh cổ kính. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu.

Mặt sàn của cầu là chất liệu bằng gỗ, có gờ giảm sóc để giúp đi lại đảm bảo an toàn. Phía bên trong, có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to, tạo nên một khung cảnh cổ kính. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu.

Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước.

Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước.

Năm 1990, cầu ngói chợ Lương được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

Năm 1990, cầu ngói chợ Lương được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

Từ lâu, để bảo tồn và tránh cho cây cầu ngói bị hư hại thời công nghiệp hóa, nơi đây đã xây dựng cầu đá rộng 5m, ngay gần cầu ngói để cho các phương tiện giao thông đi lại.

Từ lâu, để bảo tồn và tránh cho cây cầu ngói bị hư hại thời công nghiệp hóa, nơi đây đã xây dựng cầu đá rộng 5m, ngay gần cầu ngói để cho các phương tiện giao thông đi lại.

Trần Kim

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/chiem-nguong-cay-cau-ngoi-dang-rong-tren-500-nam-tuoi-dep-nhat-thanh-nam-192240117162714844.htm