Chiêm ngưỡng dàn vũ khí 'khủng' đầy bí ẩn của Đài Loan

Triển lãm công nghệ quốc phòng và hàng không không gian Đài Bắc 2019 (TADTE) mới đây giới thiệu hàng loạt vũ khí thế hệ mới nhất của Đài Loan.

Một trong những loại vũ khí giành được nhiều sự quan tâm nhất tại TADTE 2019 là bệ phóng máy bay không người lái tấn công tự sát Chien Hsiang. Nguồn ảnh: dambiev

Bệ phóng với 12 container chứa 12 UAV Chien Hsiang đặt trên rơ mooc – xe đầu kéo được cho là có thể linh hoạt triển khai tới bất kỳ đầu. Các UAV sau đó được phóng đi ồ ạt, chúng có thể lượn nhiều vòng khu vực có mục tiêu nhiều giờ, xác định chính xác rồi tấn công nó “bằng cả thân mình”. Nguồn ảnh: dambiev

Cơ quan nghiên cứu quốc phòng số 1 Đài Loan - Viện khoa học - công nghệ quốc gia Chung Sơn (NCSIST) lần đầu tiên giới thiệu máy bay không người lái (UAV) tầm xa, độ cao trung bình (MALE). Nó có hình dáng giống hệt MQ-9 Reaper của Mỹ với thân thon dài, đầu lớn, cánh ngang, đuôi chữ V lắp động cơ cánh quạt đẩy. Nguồn ảnh: dambiev

UAV tấn công tự sát Fire Cardinal cũng do Viện Chung Sơn phát triển bằng nguồn kinh phí nội bộ. Nguồn ảnh: dambiev

Một loại UAV kích cỡ nhỏ trông khá giống dòng ScanEagle của Hải quân Mỹ. Nói chung, các loại vũ khí nội địa của Đài Loan dù muốn dù không đều có một phần học hỏi công nghệ Mỹ, tuy nhiên họ không tới mức “sao chép y nguyên” thiết kế như cách Trung Quốc làm lâu nay.Nguồn ảnh: dambiev

Mô hình một dòng máy bay huấn luyện thế hệ mới mà Đài Loan đang phát triển, trông thiết kế của nó có một phần giống với tiêm kích F-CK-1 Kinh Quốc mà nước này tự thiết kế và trang bị cho không quân. Nguồn ảnh: dambiev

Một số hệ thống vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa hành trình. Hiện nay, Đài Loan tự sản xuất thành công nhiều loại bom đạn cho máy bay và tàu chiến, nổi bật lên là tên lửa chống hạm Hùng Phong; tên lửa hành trình Vạn Kiếm, tên lửa không đối không Thiên Kiếm... Nguồn ảnh: dambiev

Quân phục chiến binh tương lai của Đài Loan. Nguồn ảnh: dambiev

Hệ thống súng cối tự hành 81/120mm MMS được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp đa năng CM-32 "Yunpao" cũng do Đài Loan chế tạo từ "A-Z". Nguồn ảnh: dambiev

Phiên bản xe chiến đấu bộ binh với pháo 30mm Bushmaster II trên khung gầm CM-32 Yunpao. Được đưa vào sản xuất năm 2007, hiện Đài Loan chế tạo được gần 1.000 chiếc CM-32 và các series 31/33/34 cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nguồn ảnh: dambiev

Tên lửa hành trình chống hạm đáng sợ nhất của Đài Loan – Hùng Phong III có tầm bắn ước tính từ 400km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng với hai ống đẩy nhiên liệu rắn gắn ở hai bên tên lửa để đẩy tên lửa đến tốc độ cần thiết trước khi động cơ có thể hoạt động. Trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công loại tên lửa này sẽ kích hoạt một cơ chế gọi là chuyển động tự do bay không theo bất kỳ quỹ đạo nào miễn tới mục tiêu để tránh việc bị đánh chặn. Nguồn ảnh: dambiev

Mô hình thiết kế tàu khu trục hoặc là tàu đổ bộ trực thăng lai tàu khu trục Đài Loan đang phát triển. Nói “lai” ở đây vì tàu có sân đỗ trực thăng lớn, hình dạng thiết kế giống với các tàu đổ bộ của Mỹ, nhưng lại được vũ trang hạng nặng với bệ phóng tên lửa Hùng Phong III hoặc Hùng Phong II. Nguồn ảnh: dambiev

Mô hình thiết kế tàu rải thủy lôi của Đài Loan dường như có thể kiêm nhiệm cả chức năng chở quân. Nguồn ảnh: dambiev

Mô hình thiết kế tàu hộ tống tên lửa Tuo Chiang 2 thân, trang bị 8 tên lửa chống hạm Hùng Phong II (tốc độ cận âm) và Hùng Phong III. Nguồn ảnh: dambiev

Tổ hợp tên lửa phòng không 12 ống phóng có thể được thiết kế cho các tàu chiến. Dáng dấp của nó khá giống với tên lửa RIM-116 RAM của Mỹ, nhưng trên bệ phóng tích hợp luôn đài radar và cảm biến quang – điện. Nguồn ảnh: dambiev

Video Đài Loan biên chế tàu chiến tàng hình. Nguồn: AP

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chiem-nguong-dan-vu-khi-khung-day-bi-an-cua-dai-loan-1265387.html