Bí ẩn nguồn gốc vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên làm cách nào để có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân là câu hỏi khiến nhiều chuyên gia quân sự đau đầu.

Mặc dù là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn chế nhưng Triều Tiên vẫn gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế khi chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Mặc dù là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn chế nhưng Triều Tiên vẫn gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế khi chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Giới chuyên gia nhận định, việc tạo ra vũ khí hạt nhân đòi hỏi năng lực ở mức cao nhất về cả khoa học kỹ thuật lẫn tài chính. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ những cường quốc hàng đầu gồm Liên Xô (Nga), Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp... sở hữu chúng.

Giới chuyên gia nhận định, việc tạo ra vũ khí hạt nhân đòi hỏi năng lực ở mức cao nhất về cả khoa học kỹ thuật lẫn tài chính. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ những cường quốc hàng đầu gồm Liên Xô (Nga), Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp... sở hữu chúng.

Vậy Triều Tiên làm cách nào để có được vũ khí hạt nhân? Đặc biệt sau cuộc thử nghiệm diễn ra hồi năm 2006, không còn ai nghi ngờ việc Bình Nhưỡng sở hữu phương tiện răn đe đặc biệt này.

Vậy Triều Tiên làm cách nào để có được vũ khí hạt nhân? Đặc biệt sau cuộc thử nghiệm diễn ra hồi năm 2006, không còn ai nghi ngờ việc Bình Nhưỡng sở hữu phương tiện răn đe đặc biệt này.

Thực tế mong muốn có được vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua, thậm chí ngay sau khi hiệp định đình chiến được ký kết. Lý do dẫn tới điều này có lẽ bởi Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Thực tế mong muốn có được vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua, thậm chí ngay sau khi hiệp định đình chiến được ký kết. Lý do dẫn tới điều này có lẽ bởi Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Trong thời gian dài, chính quyền Triều Tiên đã bắt đầu chương trình hạt nhân bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng và nhiều công trình hạ tầng đặc biệt dưới lòng đất.

Trong thời gian dài, chính quyền Triều Tiên đã bắt đầu chương trình hạt nhân bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng và nhiều công trình hạ tầng đặc biệt dưới lòng đất.

Xét đến sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở Hàn Quốc, bước đi nói trên của Bình Nhưỡng được nước này cũng như cộng đồng quốc tế xem là phản ứng ở mức thích đáng.

Xét đến sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở Hàn Quốc, bước đi nói trên của Bình Nhưỡng được nước này cũng như cộng đồng quốc tế xem là phản ứng ở mức thích đáng.

Trong quá khứ, giới lãnh đạo Triều Tiên đã hai lần tới Liên Xô với yêu cầu giúp đỡ thực hiện chương trình hạt nhân nhưng Moskva từ chối vì lo ngại leo thang căng thẳng với phương Tây.

Trong quá khứ, giới lãnh đạo Triều Tiên đã hai lần tới Liên Xô với yêu cầu giúp đỡ thực hiện chương trình hạt nhân nhưng Moskva từ chối vì lo ngại leo thang căng thẳng với phương Tây.

Thay vì vũ khí, Liên Xô đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên thực hiện chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sau đó lò phản ứng IRD-2000 phục vụ nghiên cứu đã được đưa đến Bình Nhưỡng.

Thay vì vũ khí, Liên Xô đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên thực hiện chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sau đó lò phản ứng IRD-2000 phục vụ nghiên cứu đã được đưa đến Bình Nhưỡng.

Triều Tiên không dừng lại ở đó mà tiếp tục liên lạc với Trung Quốc để mong nhận sự trợ giúp sau khi Bắc Kinh thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào năm 1964.

Triều Tiên không dừng lại ở đó mà tiếp tục liên lạc với Trung Quốc để mong nhận sự trợ giúp sau khi Bắc Kinh thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào năm 1964.

Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành không đạt được kết quả gì đáng kể, bởi rõ ràng Trung Quốc không muốn một quốc gia ngay sát họ có vũ khí hạt nhân, đồng thời còn thổi bùng nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.

Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành không đạt được kết quả gì đáng kể, bởi rõ ràng Trung Quốc không muốn một quốc gia ngay sát họ có vũ khí hạt nhân, đồng thời còn thổi bùng nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.

Trước những diễn biến trên, Triều Tiên đã đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, công việc tiếp tục diễn ra quyết liệt với lò phản ứng do Liên Xô cung cấp. Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nước này đã nâng được công suất lên tới 7 MW.

Trước những diễn biến trên, Triều Tiên đã đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, công việc tiếp tục diễn ra quyết liệt với lò phản ứng do Liên Xô cung cấp. Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nước này đã nâng được công suất lên tới 7 MW.

Tới giữa thập niên 1980, Triều Tiên đã chính thức công bố chương trình nguyên tử quân sự của riêng mình, bất chấp việc vào năm 1985 họ đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng rồi sau đó rút lui vào năm 2003.

Tới giữa thập niên 1980, Triều Tiên đã chính thức công bố chương trình nguyên tử quân sự của riêng mình, bất chấp việc vào năm 1985 họ đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng rồi sau đó rút lui vào năm 2003.

Đến năm 2005, Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006, đó là vụ nổ công suất khá nhỏ, nhưng vẫn đủ để khẳng định năng lực chế tạo.

Đến năm 2005, Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006, đó là vụ nổ công suất khá nhỏ, nhưng vẫn đủ để khẳng định năng lực chế tạo.

Khi đó nhiều chuyên gia quân sự dự đoán Pakistan đã giúp Triều Tiên phát triển loại vũ khí này, Islamabad có thể chuyển giao công nghệ liên quan để đổi lấy bản thiết kế tên lửa đạn đạo.

Khi đó nhiều chuyên gia quân sự dự đoán Pakistan đã giúp Triều Tiên phát triển loại vũ khí này, Islamabad có thể chuyển giao công nghệ liên quan để đổi lấy bản thiết kế tên lửa đạn đạo.

Nhưng đây vẫn chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng đủ tin cậy nào về sự liên quan của Pakistan trong chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, nên giới phân tích tạm thời nghiêng về phương án Bình Nhưỡng hoàn toàn dựa vào năng lực của riêng mình.

Nhưng đây vẫn chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng đủ tin cậy nào về sự liên quan của Pakistan trong chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, nên giới phân tích tạm thời nghiêng về phương án Bình Nhưỡng hoàn toàn dựa vào năng lực của riêng mình.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-nguon-goc-vu-khi-hat-nhan-cua-trieu-tien-post581206.antd