Chiêm ngưỡng nghệ nhân biến khúc gỗ thành tác phẩm điêu khắc độc đáo

Đến với trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu, du khách được xem nghệ nhân biến những khúc gỗ thành các tác phẩm điêu khắc độc đáo, được giao lưu với các nghệ nhân, được tìm hiểu thêm giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Cơtu.

Ở thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) những ngày này trở nên rộn ràng hơn khi có Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu lần thứ Nhất năm 2023.

Ở thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) những ngày này trở nên rộn ràng hơn khi có Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu lần thứ Nhất năm 2023.

Ở trại sáng tác này, có hàng chục nghệ nhân cùng nhau hội tụ về Nam Đông say mê sáng tác các tác phẩm điêu khắc từ những khúc gỗ to nhỏ.

Ở trại sáng tác này, có hàng chục nghệ nhân cùng nhau hội tụ về Nam Đông say mê sáng tác các tác phẩm điêu khắc từ những khúc gỗ to nhỏ.

Các nghệ nhân này là đồng bào người Cơtu đến từ các huyện Tây Giang (Quảng Nam), Hòa Vang (Đà Nẵng), cùng các tác giả đến từ khoa Điêu khắc trường Đại học Nghệ thuật - ĐH Huế và 19 nghệ nhân tiêu biểu của huyện Nam Đông.

Các nghệ nhân này là đồng bào người Cơtu đến từ các huyện Tây Giang (Quảng Nam), Hòa Vang (Đà Nẵng), cùng các tác giả đến từ khoa Điêu khắc trường Đại học Nghệ thuật - ĐH Huế và 19 nghệ nhân tiêu biểu của huyện Nam Đông.

Đây là lần đầu tiên tổ chức nhưng trại sáng tác nghệ thuật điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu này đã có sự tham gia của nhiều nghệ nhân cũng như người dân và du khách.

Đây là lần đầu tiên tổ chức nhưng trại sáng tác nghệ thuật điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu này đã có sự tham gia của nhiều nghệ nhân cũng như người dân và du khách.

Các nghệ nhân miệt mài sáng tác các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Các nghệ nhân miệt mài sáng tác các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Từ các khúc gỗ vô tri vô giác, qua bàn tay chế tác khéo léo và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân, chúng đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Từ các khúc gỗ vô tri vô giác, qua bàn tay chế tác khéo léo và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân, chúng đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Mỗi nghệ nhân cho ra tác phẩm nghệ thuật khác nhau, tập trung phản ánh đời sống văn hóa, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cơtu.

Mỗi nghệ nhân cho ra tác phẩm nghệ thuật khác nhau, tập trung phản ánh đời sống văn hóa, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cơtu.

Đến với trại sáng tác lần này, nghệ nhân Trần Văn Hinh (đến từ Nam Đông) cho hay, các loại gỗ dùng để điêu khắc như lim, kiên...

Đến với trại sáng tác lần này, nghệ nhân Trần Văn Hinh (đến từ Nam Đông) cho hay, các loại gỗ dùng để điêu khắc như lim, kiên...

Rìu, đục, dùi... là những dụng cụ dùng để chế tác.

Rìu, đục, dùi... là những dụng cụ dùng để chế tác.

Trại sáng tác dịp này sẽ có khoảng 140 - 150 tác phẩm.

Trại sáng tác dịp này sẽ có khoảng 140 - 150 tác phẩm.

Qua phần trình diễn các kỹ thuật phác thảo, chế tác điêu luyện của các nghệ nhân cho ra những tác phẩm điêu khắc, những bức tượng gỗ độc đáo, sống động phản ánh hơi thở cuộc sống, tín ngưỡng của cộng đồng người Cơtu.

Qua phần trình diễn các kỹ thuật phác thảo, chế tác điêu luyện của các nghệ nhân cho ra những tác phẩm điêu khắc, những bức tượng gỗ độc đáo, sống động phản ánh hơi thở cuộc sống, tín ngưỡng của cộng đồng người Cơtu.

Theo UBND huyện Nam Đông, Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu là hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống và làm sống lại loại hình nghệ thuật điêu khắc truyền thống độc đáo của đồng bào Cơtu.

Theo UBND huyện Nam Đông, Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơtu là hoạt động văn hóa nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống và làm sống lại loại hình nghệ thuật điêu khắc truyền thống độc đáo của đồng bào Cơtu.

Đây là hoạt động mới trong chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Cơtu được huyện Nam Đông triển khai thực hiện trong những năm qua.

Đây là hoạt động mới trong chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Cơtu được huyện Nam Đông triển khai thực hiện trong những năm qua.

Diễn ra đến ngày 29/7, thông qua trại sáng tác sẽ góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn truyền thống văn hóa nói chung, văn hóa điêu khắc của người Cơtu nói riêng.

Diễn ra đến ngày 29/7, thông qua trại sáng tác sẽ góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn truyền thống văn hóa nói chung, văn hóa điêu khắc của người Cơtu nói riêng.

Trại sáng tác giúp du khách có được trải nghiệm, cảm xúc ấn tượng, khó quên khi được trực tiếp giao lưu với các nghệ nhân; được tiếp cận, tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng của người Cơtu, huyện Nam Đông.

Trại sáng tác giúp du khách có được trải nghiệm, cảm xúc ấn tượng, khó quên khi được trực tiếp giao lưu với các nghệ nhân; được tiếp cận, tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng của người Cơtu, huyện Nam Đông.

Từ những tác phẩm của trại sáng tác, huyện Nam Đông sẽ dần hình thành khu công viên vườn tượng nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá để công chúng trong nước và quốc tế biết đến văn hóa của đồng bào Cơtu, huyện Nam Đông.

Từ những tác phẩm của trại sáng tác, huyện Nam Đông sẽ dần hình thành khu công viên vườn tượng nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá để công chúng trong nước và quốc tế biết đến văn hóa của đồng bào Cơtu, huyện Nam Đông.

Đây còn là dịp để đồng bào Cơtu có cơ hội được quảng bá, giới thiệu đến du khách và công chúng về những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Từ đó, giúp đồng bào thêm tự hào về truyền thống của cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển điêu khắc gỗ của người Cơtu trên địa bàn.

Đây còn là dịp để đồng bào Cơtu có cơ hội được quảng bá, giới thiệu đến du khách và công chúng về những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Từ đó, giúp đồng bào thêm tự hào về truyền thống của cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển điêu khắc gỗ của người Cơtu trên địa bàn.

Hải Vân

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn//chuyen-hay/chiem-nguong-nghe-nhan-bien-khuc-go-thanh-tac-pham-dieu-khac-doc-dao-c17a57315.html